Với sự ra đời của Tòa án hình sự quốc tế (ICC), tòa án hình sự của các quốc gia thành viên sẽ không thực hiện thẩm quyền tài phán đối với các tội phạm quốc tế.

Hỏi: Với sự ra đời của Tòa án hình sự quốc tế (ICC), tòa án hình sự của các quốc gia thành viên sẽ không thực hiện thẩm quyền tài phán đối với các tội phạm quốc tế.

Đáp: Sai. Tòa án hình sự quốc tế (ICC) là thiết chế thường trực, có địa vị pháp lý độc lập như các chủ thể khác của luật quốc tế. Hoạt động xét xử tại Tòa tuân theo trình tự thủ tục tố tụng tại Quy chế Rome 1998. Tuy nhiên, Điều 1 Quy chế Rome 1998 khẳng định thẩm quyền tài phán của ICC chỉ có tính chất bổ sung chứ không thay thế cho thẩm quyền tài phán hình sự của toàn án quốc gia. Pháp luật hình sự của nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam đều có các quy định về truy tố, trừng phạt các tội ác quốc tế. Điều này có nghĩa là, ICC sẽ chỉ tiến hành xét xử các cá nhân phạm tội ác quốc tế nếu như quốc gia thành viên không muốn hoặc không có khả năng xét xử. Ví dụ: Năm 2011, Muammar Gaddafi – cựu lãnh đạo Lybia – bị ICC tiến hành truy tố về tội chống lại loài người. Thời điểm ông Gaddafi bị đối mặt với các cáo buộc này, Lybia cũng đang đối mặt với cuộc xung đột nội bộ thảm khóc giữa chính quyền của Tổng thống Gaddafi vào thời điểm trên là không khả thi. Chính vì vậy, ICC đã tiến hành các thủ tục ban đầu để truy tố Gaddafi. Tuy nhiên, ICC đã chấm dứt thủ tục truy tố do ngày 20/11/2011, Gaddafi đã bị giết sau khi quân nổi dậy tràn vào thành phố Sirte.

error: Content is protected !!