Vị trí và tổ chức của Bộ

Hỏi: Vị trí và tổ chức của Bộ

Đáp: Điều 39. Bộ, cơ quan ngang bộ
1. Bộ, cơ quan ngang bộ là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về một hoặc một số ngành, lĩnh vực và dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc.
2. Chính phủ quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của từng bộ, cơ quan ngang bộ.
Bộ, cơ quan ngang bộ là cơ quan thực hiện chức năng quản lý NN theo ngành/ lĩnh vực
– Bộ quản lý theo ngành: là bộ có trách nhiệm quản lý các ngành kinh tế – kĩ thuật hoặc sự nghiệp có thể tập hợp thành 1 nhóm ngành có quan hệ mật thiết với nhau (như Bộ công thương) hoặc một ngành quan trọng có tính độc lập (Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ y tế..)
– Bộ quản lý lĩnh vực: là bộ có trách nhiệm quản lý những lĩnh vực hay chức năng nhất định như: Bộ tài chính, Bộ lao động- thương binh và xã hội, Bộ kế hoạch và đầu tư..
62. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Bộ. Cơ cấu của Bộ
❖ Nguyên tắc tổ chức và hoạt động
Điều 99 HP 2013
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ là thành viên Chính phủ và là người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ, lãnh đạo công tác của bộ, cơ quan ngang bộ; chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực được phân công; tổ chức thi hành và theo dõi việc thi hành pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ báo cáo công tác trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; thực hiện chế độ báo cáo trước Nhân dân về những vấn đề quan trọng thuộc trách nhiệm quản lý.
Mọi quy định về bộ, trước hết là về tổ chức thể hiện rõ chế độ thủ trưởng, tức là nguyên tắc thủ trưởng
Hình thức hoạt động: bộ là cơ quan tổ chức và hoạt động theo chế độ thủ trưởng, vì vây hình thức hoạt động chủ yếu là sư điều hành của Bộ trưởng và của những người có thẩm quyền khác (thứ trưởng, tổng cục trưởng, cục trưởng, vụ trưởng và các cán bộ, công chức thuộc bộ) theo ủy quyền của bộ hoặc theo pháp luật.
Tuy nhiên hoạt động của Bộ có sự kết hợp chặt chẽ với hình thức làm việc tập thể, phát huy dân chủ. Vì vậy trong bộ có nhiều loại hội đồng, ủy ban lâm thời hoặc hoạt động thường xuyên.
❖ Cơ cấu
Điều 40. Cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ (LTCCP)
1. Cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ gồm vụ, văn phòng, thanh tra, cục, tổng cục, đơn vị sự nghiệp công lập.
2. Vụ, văn phòng, thanh tra, cục, tổng cục, đơn vị sự nghiệp công lập có người đứng đầu.
Số lượng cấp phó của người đứng đầu vụ, văn phòng, thanh tra, cục, đơn vị sự nghiệp công lập không quá 03; số lượng cấp phó của người đứng đầu tổng cục không quá 04.
3. Việc thành lập các đơn vị quy định tại khoản 1 Điều này do Chính phủ quyết định căn cứ vào tính chất, phạm vi quản lý, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của từng bộ, cơ quan ngang bộ.
1. Thẩm quyền của Bộ và Bộ trưởng
Thẩm quyền của Bộ chính là thẩm quyền của Bộ trưởng, nhưng không thể đồng nhất hai khái niệm này.
Thẩm quyền của Bộ trưởng quy định tại Điều 33, 34, 35, 36 LTCCP

error: Content is protected !!