Văn bản và vai trò của văn bản trong đời sống xã hội?

Hỏi: Văn bản và vai trò của văn bản trong đời sống xã hội?

Đáp: – Trong đời sống xã hội, văn bản ngày càng đóng vai trò quan trọng không thể tách rời với mọi hoạt động của xã hội con người. Mọi giao dịch giữa các cơ quan nhà nước; giữa CQNN với cá nhân, tổ chức; giữa CQNN, các tổ chức xã hội trong nước với cá nhân, tổ chức nước ngoài; giữa cá nhân với cá nhân… đều nhờ văn bản làm sợi dây liên lạc chính. Mọi hoạt động của CQNN, TCXH, từ lĩnh vực chính trị, quân sự đến lĩnh vực khác như: kinh tế, xã hội, văn hóa, trong phạm vi quốc tế, đều thông qua văn bản làm phương tiện thông tin.
– Khái niệm: văn bản là hình thức, là phương tiện ghi nhận hay chính thức hóa mọi hành vi của Nhà nước. Hay nói cách khác văn bản là phương tiện ghi nhận thông tin từ chủ thể này dến chủ thể khác bằng một ký hiệu hoặc bằng 1 ngôn ngữ xác định nào đó.
– Vai trò:
+ Đối với CQNN: Văn bản là yếu tố cơ bản cùng các yếu tố khác để tạo nên cơ quan Nhà nước. Chính văn bản đã chính thức khai sinh ra cơ quan công quyền. Kể từ ngày ký văn bản thành lập, cơ quan Nhà nước mới thực sự được thành lập về phương diện pháp lý. Các thức và phạm vi hoạt động được quy định trong văn bản; việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, thuyên chuyển …. Đều phải thực hiện bằng văn bản.
+ Xét trên bình diện quốc tế: văn bản giữ vai trò tiêu biểu cho sự hiện diện của chính quyền, tiểu biểu cho sự hiện diện của quốc gia.
+ Trong nước: văn bản là bằng chứng chứng tỏ sự liên tục của quốc gia. Văn bản 1 khi đã được ban hành sẽ có hiệu lực dù chính quyền (chính phủ) thay đổi như chính phủ bị lật đổ, chính phủ mới được thành lập điều khiển bộ máy chính quyền.
+ Trên phương diện pháp lý: văn bản là yếu tố hợp thức hóa các hành vi của chính quyền. Không có văn bản mọi hành vi của chính quyền sẽ không có giá trị về mặt pháp lý. Văn bản là bằng chứng chứng minh sự hiện diện hành vi của cơ quan Nhà nước.
– Đối với các tổ chức xã hội khác ngoài nhà nước: Văn bản là bằng chứng khai sinh ra TCXH, quy định phạm vi, cách thức tổ chức, nhiệm vụ của TCXH, và hợp thức hóa mọi hoạt động của TCXH.
– Trong hoạt động của cá nhân: Sự phân nhiệm giữa các nhân viên trong cùng một cơ quan được ghi nhận trong văn bản được gọi là quy chế, hay nội quy cơ quan. Ngay cả việc soạn thảo và ban hành công văn bao gồm hoạt động của nhiều cá nhân, từ người chuyên viên soạn thảo, đến người có trách nhiệm ký và chuyển công văn đều phải được quy định rõ ràng trong văn bản.
– Trong kinh doanh: Văn bản là phương tiện hợp thức hóa mọi hành vi ký kết giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với công ty, giữa công ty với các cơ quan nhà nước trong và ngoài nước.

error: Content is protected !!