“Trước đây tôi làm thủ tục vay vốn và thế chấp quyền sử dụng đất ở một ngân hàng A, nay ngân hàng đó sáp nhập với ngân hàng B. Sau khi 2 ngân hàng sáp nhập tôi đã trả hết nợ cho Ngân hàng và đề nghị Ngân hàng làm thủ tục giải chấp tài sản. Ngân hàng đồng thời gửi cho tôi 02 đơn (đơn yêu cầu thay đổi nội dung đã đăng ký và đơn xóa thế chấp cùng toàn bộ hồ sơ pháp lý về việc sáp nhập giữa hai ngân hàng). Tôi cầm toàn bộ hồ sơ trên lên Văn phòng đăng ký đất đai thì được yêu cầu là phải cung cấp danh sách các khách hàng có cần thay đổi nội dung đã đăng ký trong đó có quyền sử dụng đất của gia đình. Xin hỏi Bộ thủ tục trên có hợp lý không? “
Hỏi: Trước đây tôi làm thủ tục vay vốn và thế chấp quyền sử dụng đất ở một ngân hàng A, nay ngân hàng đó sáp nhập với ngân hàng B. Sau khi 2 ngân hàng sáp nhập tôi đã trả hết nợ cho Ngân hàng và đề nghị Ngân hàng làm thủ tục giải chấp tài sản. Ngân hàng đồng thời gửi cho tôi 02 đơn (đơn yêu cầu thay đổi nội dung đã đăng ký và đơn xóa thế chấp cùng toàn bộ hồ sơ pháp lý về việc sáp nhập giữa hai ngân hàng). Tôi cầm toàn bộ hồ sơ trên lên Văn phòng đăng ký đất đai thì được yêu cầu là phải cung cấp danh sách các khách hàng có cần thay đổi nội dung đã đăng ký trong đó có quyền sử dụng đất của gia đình. Xin hỏi Bộ thủ tục trên có hợp lý không?
Đáp: Theo quy định tại khoản 3 Điều 24 Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BTP-BTNMT hướng dẫn việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, trường hợp bên nhận thế chấp trong nhiều hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất có sự thay đổi loại hình doanh nghiệp có yêu cầu đăng ký thay đổi đối với tất cả các hợp đồng đó, thì trong hồ sơ yêu cầu đăng ký thay đổi phải có Danh mục các hợp đồng thế chấp đã đăng ký.
Do vậy, đối với trường hợp bạn hỏi, nếu bạn chỉ yêu cầu đăng ký thay đổi đối với hợp đồng thế chấp mà bạn đã ký với ngân hàng A, thì trong hồ sơ yêu cầu đăng ký thay đổi, không cần phải có Danh mục các hợp đồng thế chấp đã đăng ký.