“Trước đây ông nội tôi và ông A có mua chung một mảnh đất, và có nói là mỗi bên một nửa, có mốc rõ ràng (ông A đã mất). Gia đình tôi và con ông A có làm sổ đỏ theo mốc đó. Trên sổ đỏ diện tính sử dụng đất của nhà tôi là hơn 700m2, nhà ông A hơn 600m2. Con ông A đâm đơn kiện lên UBND xã, sau đó có bên địa chính xuống giải quyết. Sau đó 2 năm, con ông A tiếp tục thưa kiện dù cả 2 gia đình không có lời qua tiếng lại nào, và khi con ông A kiện thì gia đình tôi không một ai biết đến khi nhận được thư mời của UBND. Lúc đầu mua đất, ông A chọn phía sát đường, ông nội tôi ở trong. Sau này mở đường mới đi qua hông phần đất gia đình tôi, gia đình ông A mới sử dụng lối đi trên phần đất nhà tôi. Hiện tại, gia đình tôi muốn xây dựng và muốn phần đất trở nên liền mạch, một phần do kiện tụng, mất tình cảm làng xóm, tôi muốn lấy phần đất lối đi chung lại, và mở một lối đi khác cho nhà ông A. Vậy xin hỏi như vậy có được không? Nếu được thì thủ tục như thế nào? “
Hỏi: Trước đây ông nội tôi và ông A có mua chung một mảnh đất, và có nói là mỗi bên một nửa, có mốc rõ ràng (ông A đã mất). Gia đình tôi và con ông A có làm sổ đỏ theo mốc đó. Trên sổ đỏ diện tính sử dụng đất của nhà tôi là hơn 700m2, nhà ông A hơn 600m2. Con ông A đâm đơn kiện lên UBND xã, sau đó có bên địa chính xuống giải quyết.
Sau đó 2 năm, con ông A tiếp tục thưa kiện dù cả 2 gia đình không có lời qua tiếng lại nào, và khi con ông A kiện thì gia đình tôi không một ai biết đến khi nhận được thư mời của UBND.
Lúc đầu mua đất, ông A chọn phía sát đường, ông nội tôi ở trong. Sau này mở đường mới đi qua hông phần đất gia đình tôi, gia đình ông A mới sử dụng lối đi trên phần đất nhà tôi. Hiện tại, gia đình tôi muốn xây dựng và muốn phần đất trở nên liền mạch, một phần do kiện tụng, mất tình cảm làng xóm, tôi muốn lấy phần đất lối đi chung lại, và mở một lối đi khác cho nhà ông A. Vậy xin hỏi như vậy có được không? Nếu được thì thủ tục như thế nào?
Đáp: – Theo các thông tin mà bạn cung cấp thì lối đi chung hiện nay nằm trên phần đất thuộc sở hữu của gia đình bạn. Theo quy định của pháp luật trường hợp này thuộc trường hợp sử dụng bất động sản liền kề. Điều 249 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “Trường hợp có sự thay đổi về sử dụng, khai thác bất động sản chịu hưởng quyền dẫn đến thay đổi việc thực hiện quyền đối với bất động sản hưởng quyền thì chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền phải thông báo trước cho chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền trong một thời hạn hợp lý. Chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền phải tạo điều kiện thuận lợi cho chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền phù hợp với thay đổi này.”. Căn cứ theo quy định này, gia đình bạn có quyền được thay đổi lối đi chung khi có sự biến động nhưng phải thông báo trước cho gia đình ông A, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho gia đình ông A phù hợp với thay đổi này (tạo lối đi mới qua phần đất của bạn).
Trình tự thủ tục thay đổi quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề được thực hiện như sau:
– Bước 1: Gia đình bạn lập hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:
+ Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo mẫu
+ Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp của một bên hoặc các bên liên quan;
+ Hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận giữa gia đình bạn và gia đình ông A về việc thay đổi lối đi chung. Trường hợp hai gia đình không thể thỏa thuận, gia đình bạn có thể yêu cầu Tòa án nhân dân ra quyết định về việc thay đổi quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề đối với thửa đất của bạn (thay đổi lối đi chung);
+ Sơ đồ thể hiện vị trí, kích thước phần diện tích thửa đất mà người sử dụng thửa đất liền kề được quyền sử dụng hạn chế.
– Bước 2: Nộp hồ sơ tới văn phòng đăng ký đất đai hoặc Ủy ban nhân dân cấp quận nơi có đất
– Bước 3: Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Ủy ban nhân dân cấp quận nơi có đất kiểm tra, cập nhật vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai và thể hiện trên Giấy chứng nhận nếu có yêu cầu.