Trong trường hợp điều ước quốc tế không quy định, trên cơ sở chủ quyền quốc gia, quốc gia có quyền quyết định cách thức thực hiện điều ước quốc tế trong phạm vi lãnh thổ quốc gia.

Hỏi: Trong trường hợp điều ước quốc tế không quy định, trên cơ sở chủ quyền quốc gia, quốc gia có quyền quyết định cách thức thực hiện điều ước quốc tế trong phạm vi lãnh thổ quốc gia.

ĐÁp: Đúng. Luật quốc tế chỉ đặt ra nghĩa vụ cho các quốc gia phải tận tâm thiện chí thực hiện điều ước quốc tế (Điều 26 Công ước Viên 1969 về luật điều ước quốc tế). Vì vậy, trong trường hợp điều ước quốc tế không quy định, trên cơ sở chủ quyền quốc gia, quốc gia có quyền quyết định cách thức thực hiện điều ước quốc tế trong phạm vi lãnh thổ quốc gia.
Hai cách thức thực hiện điều ước quốc tế phổ biến là áp dụng trực tiếp và chuyển hóa điều ước quốc tế vào pháp luật quốc gia.
– Áp dụng trực tiếp: Điều ước quốc tế có hiệu lực trực tiếp đối với các lĩnh vực thuộc phạm vi điều chỉnh tại quốc gia thành viên. Theo đó, khi điều ước quốc tế phát sinh hiệu lực thì sẽ được áp dụng trực tiếp tại quốc gia mà không cần ban hành văn bản pháp luật mới hoặc bổ sung các văn bản pháp luật hiện hành để chuyển hóa điều ước quốc tế thành nội luật (trừ khi chính điều ước quốc tế đó có quy định).
– Chuyển hóa điều ước quốc tế vào pháp luật quốc gia: Là thủ tục do luật quốc gia quy định để đảm bảo cho điều ước quốc tế được thực hiện một cách đầy đủ trong điều kiện quốc gia. Việc chuyển hóa điều ước quốc tế được thực hiện thông qua ban hành văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.
Bên cạnh đó, một số quốc gia áp dụng kết hợp cả hai cách thức. Ví dụ, pháp luật VN về vấn đề này có quy định tại Điều 6 Luật điều ước quốc tế năm 2016 như sau: Căn cứ vào yêu cầu, nội dung, tính chất của điều ước quốc tế, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ khi quyết định chấp nhận sự ràng buộc của điều ước quốc tế, đông thời quyết định áp dụng trực tiếp toàn bộ hay 1 phần điều ước quốc tế đó đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong trường hợp quy định của điều ước quốc tế đã đủ rõ, đủ chi tiết để thực hiện; quyết định hoặc kiến nghị sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện điều ước quốc tế đó.

error: Content is protected !!