Trong trường hợp chung cư xảy ra cháy nổ thì người thẩm định quy hoạch có phải chịu trách nhiệm gì hay không?

Hỏi: Tôi có vấn đề này cần nhờ tư vấn giúp. Trong trường hợp chung cư xảy ra cháy nổ thì người thẩm định quy hoạch có phải chịu trách nhiệm gì hay không? Ví dụ như về bồi thường thiệt hại như thế nào? Xin cảm ơn.

Đáp:

Người thẩm định là cán bộ, công chức, viên chức khi chung cư xảy ra cháy nổ phải chịu trách nhiệm gì không?

Khi chung cư xảy ra cháy nổ thì cần phải xác định nguyên nhân cháy nổ là gì? Việc cháy nổ có liên quan gì đến việc thẩm định quy hoạch hay không? Nếu xác định nguyên nhân cháy là lỗi của người thẩm định thì người thẩm định sẽ chịu trách nhiệm ạ.

Nếu người thẩm định là cán bộ, công chức, viên chức đươc phân công nhiệm vụ thì khi không hoàn thành nhiệm vụ sẽ bị xử lý kỷ luật theo Điều 9, Điều 17 Nghị định 112/2020/NĐ-CP về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức. Hình thức xử lý kỷ luật sẽ do Hội đồng xử lý kỷ luật xem xét dựa trên mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm, cụ thể như sau:

“Điều 9. Áp dụng hình thức kỷ luật cảnh cáo đối với cán bộ, công chức

Hình thức kỷ luật cảnh cáo áp dụng đối với cán bộ, công chức có hành vi vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:

1. Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách theo quy định tại Điều 8 Nghị định này mà tái phạm;

2. Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 8 Nghị định này;

3. Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý không thực hiện đúng, đầy đủ chức trách, nhiệm vụ quản lý, điều hành theo sự phân công;

b) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong phạm vi phụ trách mà không có biện pháp ngán chặn.

Điều 17. Áp dụng hình thức kỷ luật cảnh cáo đối với viên chức

Hình thức kỷ luật cảnh cáo áp dụng đối với viên chức có hành vi vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:

1. Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách về hành vi vi phạm quy định tại Điều 16 Nghị định này mà tái phạm;

2. Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 16 Nghị định này;

3. Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Viên chức quản lý không thực hiện đúng trách nhiệm, để viên chức thuộc quyền quản lý vi phạm pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp;

b) Viên chức quản lý không hoàn thành nhiệm vụ quản lý, điều hành theo sự phân công mà không có lý do chính đáng.”

Khi chung cư xảy ra cháy nổ thì người lao động phải chịu trách nhiệm bồi thường như thế nào?

Nếu là người lao động thì việc xử lý kỷ luật căn cứ vào nội quy lao động của đơn vị, việc bồi thường thiệt hại theo quy định Điều 129 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

– Người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật hoặc nội quy lao động của người sử dụng lao động.

Trường hợp người lao động gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố được áp dụng tại nơi người lao động làm việc thì người lao động phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương và bị khấu trừ hằng tháng vào lương theo quy định tại khoản 3 Điều 102 của Bộ luật này.

– Người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường hoặc nội quy lao động; trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm; trường hợp do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, dịch bệnh nguy hiểm, thảm họa, sự kiện xảy ra khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép thì không phải bồi thường.

Theo đó, người lao động làm chung cư xảy ra cháy nổ tùy vào mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm mà có thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tài sản,..

Khi chung cư xảy ra cháy nổ, tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ thì phải chịu trách nhiệm ra sao?

Nếu người thẩm định là tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ thì việc chịu trách nhiệm sẽ căn cứ theo thỏa thuận trên hợp đồng các bên đã kí kết. Ngoài ra, tổ chức, cá nhân gây thiệt hại còn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại thực tế do hành vi vi phạm gây ra theo Điều 360 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

“Điều 360. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ

Trường hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.”

error: Content is protected !!