. Trong mọi trường hợp, điều ước quốc tế có hiệu lực trên toàn bộ lãnh thổ quốc gia thành viên của điều ước quốc tế.

Hỏi: . Trong mọi trường hợp, điều ước quốc tế có hiệu lực trên toàn bộ lãnh thổ quốc gia thành viên của điều ước quốc tế.

Đáp: Sai. “Một điều ước sẽ ràng buộc mỗi bên trong phạm vi toàn lãnh thổ của bên đó, trừ khi có một ý định khác xuất phát từ điều ước hoặc thể hiện bằng một cách khác” (Điều 29 Công ước Viên năm 1969 về Luật điều ước giữa các quốc gia).
Như vậy, về nguyên tắc, điều ước quốc tế có hiệu lực trên toàn bộ lãnh thổ quốc gia thành viên. Ví dụ, Hiệp định thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ (2000), các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam và các quốc gia thành viên…có hiệu lực trên toàn bộ lãnh thổ của Việt Nam và các quốc gia thành viên. Tuy nhiên, các bên của điều ước có thể thỏa thuận phạm vi tác động của điều ước quốc tế chỉ giới hạn ở một phần lãnh thổ quốc gia hoặc mở rộng ra ngoài phạm vi lãnh thổ quốc gia. Ví dụ, theo Tuyên bố năm 1987 của Đan Mạch, Công ước về vận chuyển hàng hóa quốc tế không áp dụng đối với quần đảo Faroe của Đan Mạch mặc dù Đan Mạch là thành viên của Công ước này.
Công ước luật biền năm 1982 có hiệu lực trên toàn bộ lãnh thổ chủ quyền, quyền chủ quyền của các quốc gia thành viên và cả đối với biển quốc tế và Vùng.

error: Content is protected !!