“Tôi thoả thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho bà B. Hai bên chưa lập hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Tôi đã nhận 500.000.000 đồng của bà B và nói đồng ý chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho bà B. Tuy nhiên, sau 1 thời gian, tôi không muốn chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho bà B nữa. Hỏi: 1. Tôi có thể lấy lại số đất đó không ? Pháp luật quy định về vấn đề này như thế nào? 2. Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết vấn đề trên ?”
Hỏi: Tôi thoả thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho bà B. Hai bên chưa lập hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Tôi đã nhận 500.000.000 đồng của bà B và nói đồng ý chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho bà B. Tuy nhiên, sau 1 thời gian, tôi không muốn chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho bà B nữa. Hỏi:
1. Tôi có thể lấy lại số đất đó không ? Pháp luật quy định về vấn đề này như thế nào?
2. Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết vấn đề trên ?
Đáp: – Theo quy định hiện hành, “Hợp đồng về quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản theo hình thức phù hợp với quy định của Bộ luật này, pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan” (Điều 502 BLDS 2015). Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản và bắt buộc phải được công chứng hoặc chứng thực theo Điểm a, Khoản 3, Điều 167 Luật Đất đai 2013. Do vậy, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất bằng lời nói giữa bạn và bà B không có giá trị pháp lý hay nói cách khác hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất bằng lời nói không phát sinh hiệu lực.
– Khoản 1, Điều 130 Bộ luật Dân sự 2015 quy định giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Như vậy, trong trường hợp này bạn trả lại tiền cho bà B, bà B trả lại đất cho bạn. Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.
– Cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Tòa án nhân dân.