Tôi cùng ba chị gái là đồng sở hữu nhà đất. Tôi đã ký để các chị tôi thế chấp vay tiền tại Ngân hàng. Hiện nay, số dư nợ còn lại là 500 triệu, và tôi cũng không biết khi nào mới lấy lại được sổ đỏ. Khi nào ngân hàng trả sổ đỏ lại cho tôi? Nếu tôi muốn kiện để phân chia tài sản đồng sở hữu có được không?

Hỏi: Tôi cùng ba chị gái là đồng sở hữu nhà đất. Tôi đã ký để các chị tôi thế chấp vay tiền tại Ngân hàng. Hiện nay, số dư nợ còn lại là 500 triệu, và tôi cũng không biết khi nào mới lấy lại được sổ đỏ. Khi nào ngân hàng trả sổ đỏ lại cho tôi? Nếu tôi muốn kiện để phân chia tài sản đồng sở hữu có được không?

Đáp: 1. Theo quy định tại khoản 7 Điều 93 Luật Nhà ở; khoản 1 Điều 717 Bộ luật Dân sự; khoản 2 Điều 719 Bộ luật Dân sự thì: Khi thế chấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, bên thế chấp có nghĩa vụ giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở cho bên nhận thế chấp giữ trong thời gian nhận thế chấp. Và bên nhận thế chấp có nghĩa vụ trả lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi bên thế chấp đã thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp.
Như vậy, Ngân hàng sẽ trả lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở khi chị em bạn hoàn thành nghĩa vụ đối với ngân hàng. Ngoài ra, ngân hàng sẽ trả lại giấy chứng nhận trong trường hợp: các bên thỏa thuận việc hủy bỏ hợp đồng thế chấp, các bên thỏa thuận thay thế việc thế chấp bằng biện pháp bảo đảm khác, thời hạn thế chấp đã hết (trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác), các bên có thỏa thuận về việc trả lại giấy chứng nhận ….
2. Trong câu hỏi của bạn, chúng tôi không thấy nêu vấn đề tranh chấp gì nhưng nếu có tranh chấp về việc phân chia tài sản đồng sở hữu thì bạn có thể khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật.
Trong đơn khởi kiện bạn cần thể hiện đầy đủ những nội dung theo khoản 22 Điều 1 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng Dân sự ngày 29/3/2011:
“1. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện phải làm đơn khởi kiện.
2. Đơn khởi kiện phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
b) Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;
c) Tên, địa chỉ của người khởi kiện;
d) Tên, địa chỉ của người có quyền và lợi ích được bảo vệ, nếu có;
đ) Tên, địa chỉ của người bị kiện;
e) Tên, địa chỉ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, nếu có;
g) Những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
h) Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng, nếu có.
3. Người khởi kiện là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ; người khởi kiện là cơ quan, tổ chức thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn; trường hợp khởi kiện để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự thì đơn khởi kiện do người đại diện theo pháp luật của những người này ký tên hoặc điểm chỉ. Kèm theo đơn khởi kiện phải có các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của người khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp.
Trường hợp người khởi kiện không biết chữ, không nhìn được, không thể tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì phải có người làm chứng và người này phải ký xác nhận trước mặt người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã. Người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã chứng nhận trước mặt người khởi kiện và người làm chứng.”

error: Content is protected !!