“Tôi có con ngoài giá thú với người đã có gia đình. Cháu đã làm giấy khai sinh đủ cha mẹ vì bố cháu nhận con. Nay cháu được 3 tuổi. 2 năm nay bố cháu vẫn lui tới thăm cháu thường xuyên nhưng quậy phá gây gổ với tôi, muốn bế cháu đi đâu là đi không cần ý kiến của tôi. Anh ta còn đe doạ tôi, làm gia đình tôi sợ hãi. Hiện tại tôi có việc làm ổn định, hai mẹ con tôi đang sống với mẹ tôi. Tôi phải làm gi để hạn chế bớt sự hống hách của bố cháu? Nếu anh ta có hành vi bạo lực, đe dọa tới tôi và gia đình tôi tôi có thể yêu cầu tòa án tước quyền làm cha của anh ta không? “
Hỏi: Tôi có con ngoài giá thú với người đã có gia đình. Cháu đã làm giấy khai sinh đủ cha mẹ vì bố cháu nhận con. Nay cháu được 3 tuổi. 2 năm nay bố cháu vẫn lui tới thăm cháu thường xuyên nhưng quậy phá gây gổ với tôi, muốn bế cháu đi đâu là đi không cần ý kiến của tôi. Anh ta còn đe doạ tôi, làm gia đình tôi sợ hãi. Hiện tại tôi có việc làm ổn định, hai mẹ con tôi đang sống với mẹ tôi. Tôi phải làm gi để hạn chế bớt sự hống hách của bố cháu? Nếu anh ta có hành vi bạo lực, đe dọa tới tôi và gia đình tôi tôi có thể yêu cầu tòa án tước quyền làm cha của anh ta không?
Đáp: Theo quy định của pháp luật thì bố cháu bé không thể bị tước bỏ quyền làm cha vì đây là quyền nhân thân không thể tước bỏ. Tuy nhiên bạn có thể yêu cầu toà án hạn chế quyền của cha đối với con chưa thành niên khi người này thuộc một trong những trường hợp được quy định theo khoản 1, Điều 85 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, bao gồm:
– Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;
– Phá tán tài sản của con;
– Có lối sống đồi trụy;
– Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội
Trường hợp bố cháu bé có hành vi bạo lực, đe dọa đến bạn và gia đình bạn, thì bạn có thể nhờ đến sự giúp đỡ của công an khu vực. Tuỳ theo mức độ vi phạm mà người này có thể bị xử phạt hành chính về an ninh, trật tự, an toàn xã hội theo Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống, chống bạo lực gia đình hoặc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 245 Bộ luật hình sự về tội gây rối trật tự công cộng.