“Thực hiện chủ trương của UBND tỉnh về việc xây dựng khu công nghiệp may liên hoàn tại địa bàn xã X, các cơ quan chức năng đã về làm việc ở xã về việc thu hồi đất và đền bù hoa màu cho nhân dân. Nhân dân trong xã đã nhận tiền đền bù của Nhà nước. Tuy nhiên, khi chủ đầu tư dự án về giải phóng mặt bằng, san nền và xây dựng khu công nghiệp thì người dân trong xã ra cản trở. Lấy lý do là việc thu hồi đất và đền bù không thoả đáng, một số đối tượng quá khích đã xúi giục nhân dân tụ tập, cản trở hoạt động của chủ đầu tư, phá các xe chuyên dùng san ủi đất và một số máy móc khác, đuổi đánh những cán bộ của tỉnh, huyện đang làm nhiệm vụ giữ trật tự. Thậm chí có một số người còn ném chai xăng vào những chiến sĩ cảnh sát đang thực hiện nhiệm vụ. Trước tình hình trên, UBND cấp trên đề nghị chính quyền xã phối hợp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự ở xã. Với trách nhiệm quản lý địa bàn, UBND xã X phải làm gì để giải quyết tình hình này? “

Hỏi: Thực hiện chủ trương của UBND tỉnh về việc xây dựng khu công nghiệp may liên hoàn tại địa bàn xã X, các cơ quan chức năng đã về làm việc ở xã về việc thu hồi đất và đền bù hoa màu cho nhân dân. Nhân dân trong xã đã nhận tiền đền bù của Nhà nước. Tuy nhiên, khi chủ đầu tư dự án về giải phóng mặt bằng, san nền và xây dựng khu công nghiệp thì người dân trong xã ra cản trở. Lấy lý do là việc thu hồi đất và đền bù không thoả đáng, một số đối tượng quá khích đã xúi giục nhân dân tụ tập, cản trở hoạt động của chủ đầu tư, phá các xe chuyên dùng san ủi đất và một số máy móc khác, đuổi đánh những cán bộ của tỉnh, huyện đang làm nhiệm vụ giữ trật tự. Thậm chí có một số người còn ném chai xăng vào những chiến sĩ cảnh sát đang thực hiện nhiệm vụ. Trước tình hình trên, UBND cấp trên đề nghị chính quyền xã phối hợp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự ở xã. Với trách nhiệm quản lý địa bàn, UBND xã X phải làm gì để giải quyết tình hình này?

Đáp; Về tính chất vi phạm pháp luật của người dân xã X: Trong tình huống nói trên, hành vi chống lại người thi hành công vụ của những người dân xã X tuỳ mức độ nghiêm trọng mà có thể bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo một trong các quy định sau đây:
– Nếu chỉ là vi phạm hành chính thì sẽ bị xử phạt theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định số 150/2005/NĐ-CP ngày 12/12/2005 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội với mức phạt tiền được quy định từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng;
– Nếu hành vi đó cấu thành tội chống người thi hành công vụ quy định tại Điều 257 Bộ luật Hình sự 1999 thì theo Điều luật này, người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ thì sẽ bị phạt đến 7 năm tù;
– Nếu hành vi đó có mục đích chống chính quyền nhân dân thì những hành vi kích động, lôi kéo, tụ tập nhiều người phá rối an ninh, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức cấu thành tội phá rối an ninh được quy định tại Điều 89 Bộ luật Hình sự 1999 và có thể bị phạt đến 15 năm tù.
Trách nhiệm của UBND xã X: Trước yêu cầu của UBND cấp trên đề nghị chính quyền xã phối hợp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự ở xã, UBND xã X cần thực hiện các việc làm sau đây:
Thứ nhất, tổ chức cuộc họp nhân dân trong xã để nhân dân phát biểu những kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền; tập hợp và phản ánh ý kiến của nhân dân đến cơ quan chức năng. Tại cuộc họp, lãnh đạo UBND xã cần phân tích, giải thích rõ để nhân dân hiểu về cách ứng xử hợp pháp khi người dân không đồng tình với việc thu hồi và đền bù đất như sau:
Điều 1 Luật Khiếu nại, tố cáo 1998 quy định, công dân có quyền khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật; công dân có quyền tố cáo với cơ quan có thẩm quyền về hành vi trái pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại cho lợi ích hợp pháp của công dân. Do vậy, nếu những người dân không đồng ý với quyết định thu hồi đất của UBND cấp tỉnh thì có thể khiếu nại, tố cáo với cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của công dân phải thực hiện theo đúng quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo 1998. Điều 16 Luật Khiếu nại, tố cáo 1998 quy định: nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng việc khiếu nại, tố cáo để xuyên tạc, vu khống, gây rối trật tự;
Thứ hai, phân tích để người dân trong xã hiểu những quy định của pháp luật khi họ không đồng ý với quyết định thu hồi đất; quyết định đền bù hoa màu cũng như nêu rõ về những việc làm của họ vừa qua là trái pháp luật, có thể bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chống người thi hành công vụ hoặc tội phá rối an ninh trong xã;
Thứ ba, phối hợp với UBND cấp trên và cơ quan chức năng giải quyết kiến nghị của nhân dân trên cơ sở pháp luật hiện hành liên quan đến đất đai và đền bù hoa màu, giải phóng mặt bằng; khi có kết luận của cơ quan có thẩm quyền giải quyết thì tập hợp nhân dân trong xã, giải thích cho họ biết đúng sai ở chỗ nào;
Thứ tư, thực hiện các yêu cầu của cơ quan Điều tra, Viện Kiểm sát trong trường hợp có khởi tố vụ án hình sự để truy cứu trách nhiệm hình sự một số phần tử quá khích trong xã đã có hành vi phá phách máy móc, phương tiện hoặc hành vi gây thương tích, gây thiệt hại đối với những người đang thi hành công vụ; hoặc khi có hành vi phá hoại nhằm chống chính quyền nhân dân.

error: Content is protected !!