Thế nào là cưỡng chế đối với tài sản là quyền sở hữu trí tuệ?

Hỏi: Thế nào là cưỡng chế đối với tài sản là quyền sở hữu trí tuệ?

Đáp: *Khá́i niệm: Cưỡng chế thi hành án đối với tài sản là quyền sở hữu trí tuệ biện pháp thi hành án dân sự dùng quyền lực của nhà nước, nhằm buộc người phải thi hành án dân sự thực hiện nghĩa vụ trả tiền mà tài sản được cưỡng chế là quyền sở hữu trí tuệ. Cưỡng chế thi hành án đối với tài sản là quyền sở hữu trí tuệ gắn với biện pháp kê biên.
*Quy định:
– Về nguyên tắc kê biên:
+ Tài sản kê biên phải là quyền sở hữu trí tuệ thuộc quyền sở hữu của người phải thi hành án. Do đó, khi tiến hành cưỡng chế kê biên đối với quyền sở hữu trí tiệu, Chấp hành viên có quyền kê biên tất cả những tài sản trí tuệ được nêu ở Mục 1 khi chứng minh được rằng tài sản đó thuộc quyền sở hữu của người phải thi hành án.
+ Trường hợp người phải thi hành án là chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ chuyển quyền sử dụng quyền sở hữu trí tuệ cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khác thì quyền sở hữu trí tuệ vẫn bị kê biên (trừ trường hợp việc chuyển giao cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác sử dụng trong thời gian nhất định nhằm đảm bảo mục tiêu quốc phòng, an ninh, dân sinh và lợi ích của nhà nước, xã hội).
– Về trình tự, thủ tục kê biên và xử lý tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ:
+ Khi tiên hành kê biên, Chấp hành viên phải ra quyết định kê biên quyền sở hữu trí tuệ. Đây là căn cứ phát sinh quyền của Chấp hành viên và nghĩa vụ của người phải thi hành án trong việc thực hiện các hoạt động kê biên tài sản. Tùy từng đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ, Chấp hành viên thu giữ các giấy tờ có liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ của người phải thi hành án.
+ Việc kê biên là vì mục đích cưỡng chế nhằm buộc người phải thi hành án phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền, do đó, đối với quyền sở hữu trí tuệ, pháp luật cho phép đến việc sử dụng, khai thác, theo đó: Chấp hành viên quyết định giao cho cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng, khai thác quyền sở hữu trí tuệ. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao sử dụng, khai thác quyền sở hữu trí tuệ phải nộp số tiền thu được sau khi trừ các chi phí cần thiết cho cơ quan thi hành án dân sự để thi hành án.
+ Trong trường hợp quyền sở hữu trí tuệ đã được “bán” chuyển giao, thì việc việc chuyển giao quyền nói trên phải phù hợp với các quy định về chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ, kể cả chuyển giao do phải thi hành án thực hiện trước đó hoặc Chấp hành viên quyết định chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khác khai thác, sử dụng. Nếu người phải thi hành án đã chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khác mà chưa được thanh toán hoặc mới được thanh toán một phần tiền thì Chấp hành viên ra quyết định buộc cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận chuyển giao nộp khoản tiền chưa thanh toán để thi hành án.
+ Sau khi kê biên tài sản, cơ quan thi hành án dân sự phải tiến hành định giá tài sản kê biên để xác định giá trị tài sản là quyền sở hữu trí tuệ, nhằm thực hiện nghĩa vụ dân sự của người phải thi hành án, góp phần đẩy nhanh tiến độ thi hành án, làm giảm lượng án tồn qua các năm.

error: Content is protected !!