So sánh học thuyết về quyền tự nhiên và học thuyết về quyền pháp lý.

Hỏi: So sánh học thuyết về quyền tự nhiên và học thuyết về quyền pháp lý.

Đáp: – Những người theo học thuyết về quyền tự nhiên cho rằng: nhân quyền là những gì bẩm sinh, vốn có mà mọi cá nhân sinh ra đều được hưởng, chỉ đơn giản bởi họ là thành viên của gia đình nhân loại. Do đó, các quyền con người không phụ thuộc vào phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa hay ý chí của bất cứ cá nhân, giai cấp, tầng lớp, tổ chức, cộng đồng hay nhà nước nào. => không một chủ thể nào, kể cả các nhà nước, có thể ban phát hay tuỳ tiện tước bỏ các quyền con người.
– Ngược lại, những người theo học thuyết về các quyền pháp lý :cho rằng các quyền con người không phải là những gì bẩm sinh, vốn có mà phải do các nhà nước quy định trong pháp luật. Như vậy, theo học thuyết này, phạm vi, giới hạn và ở góc độ nhất định, cả thời hạn hiệu lực của các quyền con người phụ thuộc vào ý chí của tầng lớp thống trị và những yếu tố như phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa… của từng xã hội.
⇨ Cho đến nay, cuộc tranh luận về tính đúng đắn của hai học thuyết kể trên vẫn còn tiếp tục. Việc phân định tính chất đúng, sai, hợp lý và không hợp lý của hai học thuyết này là không đơn giản, bởi do chúng liên quan đến một phạm vi rộng lớn các vấn đề triết học, chính trị, xã hội, đạo đức, pháp lý….. hầu hết các văn kiện pháp luật của các quốc gia đều thể hiện các quyền con người là các quyền pháp lý, thì trong Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền năm 1948, một số văn kiện pháp luật và văn kiện chính trị pháp lý ở một số quốc gia, nhân quyền được khẳng định một cách rõ ràng là các giá trị tự nhiên, vốn có và không thể chuyển nhượng được của các cá nhân. ( câu 2 -hđqcn)

error: Content is protected !!