Quyền chủ quyết (veto power) của các quốc gia là Ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc có sự mâu thuẫn với nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia trong quan hệ quốc tế.

Hỏi: Quyền chủ quyết (veto power) của các quốc gia là Ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc có sự mâu thuẫn với nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia trong quan hệ quốc tế.

Hỏi: Sai. Nhóm ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (P5) là thuật ngữ dùng để chỉ 5 quốc gia bao gồm Hoa Kỳ, Nga, Anh, Pháp và Trung Quốc. Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc là cơ quan chính trị quan trọng nhất và hoạt động thường xuyên của Liên hợp quốc, chịu trách nhiệm chính về việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.
Những nghị quyết không đơn thuần về thủ tục của Hội đồng Bảo an chỉ được thông qua với sự nhất trí của 5 nước thành viên thường trực; chỉ cần một trong 5 quốc gia bỏ phiếu chống (phiếu trắng – phiếu không bày tỏ quan điểm) tức là nghị quyết đó đã bị phủ quyết và không thể thi hành trên thực tế. Ngoài 5 thành viên thường trực, không một quốc gia nào khác của Liên hợp quốc có được “đặc quyền veto” này. Tuy nhiên, đây hoàn toàn không phải là một sự bất bình đẳng cũng như không hề vi phạm nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế, vì: (i) xét về mặt quyền và nghĩa vụ, khi chủ thể được hưởng càng nhiều đặc quyền thì nghĩa vụ gánh vác các trách nhiệm sẽ nặng nề tương ứng. Các quốc gia trong nhóm P5 cũng luôn luôn thể hiện vai trò “đi đầu” khi tham gia một cách tích cự và thực chất trong các chương trình nghị sự quan trọng cũng như các kế hoạch hành động đột xuất của Liên hợp quốc. (ii) để trở thành thành viên của Liên hợp quốc, các quốc gia sẽ phải phê chuẩn Hiến chương để thể hiện sự đồng ý với các quy định của Hiến chương, trong đó có các quy định về quyền veto. Điều này tạo ra cơ sở pháp lý vững chắc cho quyền phủ quyết veto được ghi nhận và vận hành trên thực tế.

error: Content is protected !!