Phương thức giải quyết trực tiếp tranh chấp quốc tế?

Hỏi: Phương thức giải quyết trực tiếp tranh chấp quốc tế?

Đáp: Phương thức giải quyết tranh chấp này được thực hiện thông qua việc đàm phán trực tiếp giữa các bên tranh chấp.
Đàm phán đóng vai trò rất quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế. Trong số các biên pháp giải quyết tranh chấp, đàm phán được áp dụng rất phổ biến và được biết đến từ rất sớm trong lịch sử quan hệ quốc tế và luôn chiếm vị trí hàng đầu trong số danh mục các biện pháp mà các chủ thể luật quốc tế áp dụng.
Đàm phán trực tiếp thường được hiểu là sự trao đổi có tính chất đề xuất, thương lượng, bàn bạc, theo hình thức song phương, đa phương về các vấn đề nảy sinh tranh chấp diễn ra giữa các bên liên quan, trong khuôn khổ một hội nghị hoặc các cuộc gặp song phương.
Trên thực tế, đàm phán trực tiếp không chỉ được sử dụng để giải quyết tranh chấp giữa các chủ thể luật quốc tế mà còn là phương tiện được sử dụng để trao đổi thông tin, ý kiến về các vấn đề khác nhau, thống nhất quan điểm, đường lối, ký kết các điều ước quốc tế. Đàm phán có thể được tiến hành bởi đại diên chính thức của các bên hữu quan ở các cấp độ khác nhau, chẳng hạn như ở cấp cao nhất – Nguyên thủ quốc gia và người đứng đầu chính phù hoặc không chính thức. Một trong những ưu điểm lớn nhất của đàm phán là bên thứ ba (thâm chí cả cộng đồng quốc tế) cũng khó gây áp lực và can thiệp vào quá trình giải quyết tranh chấp.
Đàm phán có mối quan hệ mật thiết với các biện pháp giải quyết tranh chấp khác, chẳng hạn, đàm phán có thể chỉ là giai đoạn khởi đầu của một phương thức giải quyết tranh chấp khác hoặc đàm phán có thể là hệ quả của việc áp dụng các phương thức giải quyết tranh chấp khác. So với các biện pháp giải quyết tranh chấp khác, đàm phán có rất nhiều ưu thế. Ví dụ, đàm phán có thể được xúc tiến bất cứ lúc nào, không bị khống chế thời gian, đàm phán không chỉ giải quyết được loại bỏ sự nghi ngờ, sự bất đồng về ý chí. Tính chất đó làm cho đàm phán thường được các bên lựa chọn để giải quyết hầu hết các loại tranh chấp.

error: Content is protected !!