Phân loại văn bản theo hình thức (tên loại) văn bản?
Hỏi: Phân loại văn bản theo hình thức (tên loại) văn bản?
Đáp: – Đây là cách phân loại được nhiều người sử dụng nhất. Hình thức văn bản thường là tên gọi phù hợp với nội dung bên trong của văn bản
– Theo hình thức, văn bản được chia làm hai nhóm: Văn bản pháp luật và văn bản hành chính.
+ Văn bản PL:
– Văn bản luật: là văn bản QPPL do Quốc hội, cơ quan cao nhất của quyền lực nhà nước ban hành theo trình tự, thủ tục và hình thức được quy định trong hiến pháp. Các văn bản này có giá trị pháp lý cao nhất. Mọi văn bản khác (dưới luật) đều phải dựa trên cơ sở văn bản luật và không được trái với các quy định khác trong luật. VB Luật có 2 hình thức là: Hiến pháp và đạo luật.
– Văn bản dưới luật: là những văn bản QPPL do các CQNN ban hành theo trình tự, thủ tục và hình thức được PL quy định. Những văn bản này có giá trị pháp lý thấp hơn VB Luật; giá trị pháp lý của chúng cũng khác nhau tùy vào thẩm quyền của cơ quan ban hành chúng. VD: pháp lệnh của UBTVQH; lệnh, quyết định của CTN; …
+ Văn bản hành chính:
Ngoài những văn bản nói trên, các CQNN, các TCXH, tổ chức kinh tế, cá nhân còn dùng nhiều hình thức văn bản khác mà không phải là văn bản pháp luật, như thông cáo, thông báo, biên bản, các loại công văn hành chính.
Thông báo dùng để công bố với nhân dân một quyết định hoặc 1 sự kiện quan trọng về đối nội đối ngoại của cơ quan Nhà nước cấp TW (UBTVQH, CP)
Thông báo dùng thông tin về kết quả hoạt động của CQNN, các tổ chức xã hội, để kịp thời truyền đạt các quyết định của CQNN có thẩm quyền…. (GT32)