Những đặc điểm cơ bản của thỏa thuận trọng tài?
Hỏi: Những đặc điểm cơ bản của thỏa thuận trọng tài?
Đáp: 1. Đặc điểm chung
Thỏa thuận trọng tài là một thỏa thuận dân sự. Nghĩa là thỏa thuận này cần thể hiện sự thống nhất ý chí của các bên về việc đưa tranh chấp ra Trọng tài Thương mại. Thỏa thuận trọng tài được xác lập khi các bên đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
2. Hình thức thỏa thuận
Về hình thức thể hiện, thỏa thuận đưa tranh chấp ra trọng tài hầu hết được thể hiện bằng văn bản.
Việc thể hiện bằng văn bản giúp hạn chế các rủi ro cho các bên khi xảy ra tranh chấp. Văn bản sẽ có giá trị như chứng cứ cho việc xác định ý các các bên, mong muốn trong việc đưa tranh chấp ra Trọng tài.
Thực tế, pháp luật dân sự có cho phép hình thức thỏa thuận bằng lời nói. Tuy nhiên, hành vi này ít được sử dụng trên thực tế, vì chứa đựng nhiều rủi ro.
3. Cách thức thỏa thuận
Theo quy định của Luật Trọng tài Thương mại năm 2010, có hai loại thỏa thuận trọng tài cơ bản:
+ Điều khoản trọng tài;
+ Thỏa thuận giải quyết tranh chấp đã phát sinh bằng trọng tài.
Điều khoản trọng tài là loại thỏa thuận thông dụng nhất. Thường được bao gồm trong thỏa thuận chính giữa các bên và là thỏa thuận sẽ đưa một tranh chấp có thể xảy ra trong tương lai ra trọng tài. Còn thỏa thuận giải quyết tranh chấp đã phát sinh là thỏa thuận đưa một tranh chấp đang tồn tại ra trọng tài.
4. Nội dung thỏa thuận
Về nội dung, thỏa thuận phải đảm bảo về tính rõ ràng; sự chính xác; đúng pháp luật. Điều này nhằm dễ dàng xác định được thẩm quyền xét xử của hội đồng trọng tài cụ thể.
5. Hiệu lực của thỏa thuận
Thỏa thuận có hiệu lực với hợp đồng; dù thỏa thuận được thể hiện dưới một điều khoản của hợp đồng; hoặc dưới hình thức văn bản riêng. Điều này cũng cho phép thỏa thuận trọng tài không bị vô hiệu dù văn bản chính vô hiệu.