Những cách phân loại quyền con người.

Hỏi: Những cách phân loại quyền con người.

Đáp: ❖ phân loại theo lĩnh vực
– Các quyền dân sự, chính trị
● Quyền dân sự: quyền sống; quyền bất khả xâm phạm về thân thể, danh dự, nhân phẩm; quyền tự do đi lại; các quyền về tài sản,..
● Quyền chính trị: quyền bầu cử, quyền ứng cử, quyền tham gia quản lý xã hội,..
– Các quyền kinh tế, xã hội, văn hoá:
● Quyền kinh tế: quyền được hưởng mức sống thích đáng; quyền tự do kinh doanh; quyền lao động;….
● Quyền xã hội: quyền được hưởng an sinh xã hội; …
● Quyền văn hoá: quyền được giáo dục; quyền được tham gia và hưởng đời sống văn hoá;…
❖ Phân loại theo chủ thể của quyền:
– Quyền cá nhân: là các quyền thuộc về mỗi cá nhân, bất kì họ có hay không là thành viên của bất kì một nhóm xã hội nào, việc hưởng thụ quyền phụ thuộc vào ý chí mỗi cá nhân.
– Quyền của nhóm: là những quyền đặc thù, chung của một tập thể hay một nhóm xã hội nhất định, mà để được hưởng thụ những quyền nào phải là thành viên của nhóm, và đôi khi phải được thực hiện cùng thành viên của nhóm. (được mở rộng để chỉ các quyền của một dân tộc: quyền tự quyết dân tộc, quyền bảo tồn đất đai tài nguyên của các dân tộc bản địa …)
❖ Phân loại theo một số tiêu chí khác:
– Quyền tự nhiên và quyền pháp lý
– Quyền cụ thể và quyền hàm chứa:
● Quyền cụ thể: chỉ những quyền được quy định rõ bởi Liên hợp quốc, các tổ chức quốc tế khác hay các nhà nước (vd: quyền sống, quyền bất khả xâm phạm về thân thể…; quyền bầu cử, ứng cử,…)
● Quyền hàm chứa: những quyền tuy chưa được nêu rõ nhưng có thể được suy ra từ nội hàm những quy định pháp lý đã có hoặc từ lý luận và thực tiễn về quyền (vd: trong quyền sống thì có quyền của ng hiểm nghèo được giúp đỡ để chết nhằm thoát khỏi đau đớn; trong quyền tự do kết hôn thì có quy định kết hôn đồng tính.)
– Quyền chủ động và quyền thụ động:
● Quyền thụ động: các chủ thể khác phải kiềm chế không can thiệp vào việc thực thi/ hưởng thụ quyền của chủ thể quyền (để bảo đảm quyền được biểu đạt của 1 cá nhân, chủ yếu đòi hỏi nhà nước và các chủ thể khác không ngăn cấm,..
● Quyền chủ động: đòi hỏi có hành động để bảo đảm quyền của chủ thể
– Quyền tuyệt đối và quyền có điều kiện
● Quyền tuyệt đối: là những quyền phải được tôn trọng và áp dụng với mọi hoàn cảnh và không cần điều kiện gì kèm theo ( quyền sống, quyền không bị tra tấn, dùng nhục hình..)
● Quyền có điều kiện: những quyền chỉ được áp dụng nếu thỏa mãn những yêu cầu nhất định ( quyền kết hôn- đủ tuổi, bầu cử, ứng cử..)
– Quyền tự do hành động và quyền đòi hỏi/ thỉnh cầu:
● Quyền tự do hành động: sự tự chủ (nhưng không hoàn toàn) của thể trong việc thực hiện hành động . VD: tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do đi lại,…
● Quyền đòi hỏi/ thỉnh cầu: hàm chứa sự phụ thuộc của chủ thể quyền vào chủ thể khác khi thực hiện hành động (quyền được xét xử công bằng)
– Quyền tuyệt đối và quyền có thể bị giới hạn(quyền tự do đi lại, cư trú, xuất nhập cảnh; quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do tư tưởng tín ngưỡng)

error: Content is protected !!