Nguyên tắc tập trung dân chủ trong luật hành chính?

Hỏi: Nguyên tắc tập trung dân chủ trong luật hành chính?

Đáp: Cơ sở pháp lý: Ðây là nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của nhà nước nên việc thực hiện quản lý hành chính nhà nước phải tuân theo nguyên tắc này. Ðiều 6-Hiến pháp quy định: “Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước”.
Ba yếu tố nội dung của nguyên tắc: tập trung, dân chủ và trách nhiệm (trách nhiệm của mỗi cơ quan, mỗi cán bộ đối với công việc) và ba yếu tố này có mới quan hệ tương hỗ rất chặt chẽ với nhau. Trách nhiệm là cầu nối bảo đảm quan hệ giữa tập trung và dân chủ, tránh tập trung quan liêu cũng như dân chủ quá trớn, dẫn đến cục bộ, bản vị, địa phương chủ nghĩa, tự do tùy tiện.
Biểu hiện:
– Quan hệ trực thuộc, chịu trách nhiệm và báo cáo của các cơ quan quản lý trước cơ quan dân cử
– Phân cấp quản lý: phân định chức năng, thẩm quyền giữa các cơ quan quản lý các cấp bảo đảm sự lãnh đạo tập trung của cấp trên, của trung ương và quyền chủ động của cấp dưới, của địa phương, đơn vị cơ sở theo đường lối “hướng về cơ sở”.
– Hệ thống “trực thuộc hia chiều” của nhiều cơ quan quản lý bảo đảm kết hợp tốt nhất sự lãnh đạo tập trung theo ngành với quyền quản lý tổng thể của địa phương, kết hợp lợi ích toàn quốc với lợi ích của địa phương.
– Kết hợp chế dộ thủ trưởng lãnh đạo với chế độ thủ trưởng
– Trong các cơ quan có hình thức ra quyết định tập thể thì thảo luận tập thể, biểu quyết theo đa số, thiểu số phục tùng đa số..
Sự hướng về cơ sở: Là việc các cơ quan hành chính nhà nước mở rộng dân chủ trên cơ sở quản lý tập trung đối với hoạt động của toàn bộ hệ thống các đơn vị kinh tế, văn hóa xã hội trực thuộc. Các đơn vị cơ sở của bộ máy hành chính nhà nước là nơi tạo ra của cải vật chất trực tiếp phục vụ đời sống nhân dân.
Sự phụ thuộc hai chiều: Các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương đều tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc song trùng trực thuộc. Ðối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền chung một mặt phụ thuộc vào cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp, mặt khác phụ thuộc vào cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.

error: Content is protected !!