. Nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế (nguyên tắc Pacta Sunt Servanda) chỉ áp dụng đối với các điều ước quốc tế.

Hỏi:. Nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế (nguyên tắc Pacta Sunt Servanda) chỉ áp dụng đối với các điều ước quốc tế.

ĐÁp: Sai. Nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế đã tồn tại lâu đời trong lịch sử hình thành và phát triền của luật quốc tế có thể xme đây là một trong những “nguyên tắc lâu đời nhất của luật pháp quốc tế”.
Hầu hết các ý kiến đều chỉ xem nguyên tắc Pacta Sunt Servanda là một nguyên tắc của ngành luật điều ước quốc tế, hay chỉ áp dụng đối với điều ước quốc tế. Điều này là đúng nhưng chưa đủ, bởi vì từ “Pacta” có nghĩa là thỏa thuận, là hợp đồng, là điều ước và là cam kết nói chung. Vì vậy, nguyên tắc này nên và cần được hiểu theo nghĩa rộng, theo đó, nguyên tắc này sẽ được áp dụng cho tất cả các nghĩa vụ pháp lý quốc tế phát sinh từ tất cả cam kết quốc tế (bao gồm cả điều ước quốc tế, tập quán quốc tế, các nguyên tắc pháp luật chung hay hành vi pháp lý đơn phương..). Trong Tuyên bố về các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế 1970 đính kèm theo Nghị quyết 2625 của Đại hồi đồng Liên hợp quốc, nguyên tắc Pacta Sunt Servanda được giải thích rõ ràng áp dụng cho tất cả các nghĩa vụ pháp lý bất kể nguồn chứa đựng. Mỗi quốc gia có nghĩa vụ phải thực thi thiện chí các nghĩa vụ của mình “theo các nguyên tắc được công nhận rộng rãi và các quy định của luật pháp quốc tế”.

error: Content is protected !!