Nguyên tắc không dẫn độ tội phạm chính trị trong dẫn độ tội phạm?
Hỏi: Nguyên tắc không dẫn độ tội phạm chính trị trong dẫn độ tội phạm?
Đáp: – Nguyên tắc này đã được ghi nhận trong hàng loạt các điều ước quốc tế đa phương và song phương về tương trợ pháp lý và trong pháp luật quốc gia của các nước. Mặc dù cố sự nhất trí về quan điểm công nhận nguyên tắc này nhưng trong thực tiễn quốc tế không có sự thống nhất về giải thích vấn đề tính chất chính trị. Theo nguyên tắc, việc xác định tính chất chính trị của tội phạm được thực hiện trong quá trình xét xử tại tóặ án, và hoàn toàn phụ thuộc vào chính sách của quốc gia nơi đang có người bị dẫn độ lẩn trốn. Thực tiễn dẫn độ tội phạm đã biết đến các trường hợp khi cá nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự ở nước mình đã bỏ trốn ra nước ngoài và yêu cầu được cư trú chính trị ở đó.
– Bên cạnh những nguyên tắc chuyên biệt nêu trên của chế định pháp lý quốc tế về dẫn độ tội phạm, còn tổn tại và có hiệu lực các quy tắc được công nhận chung của luật quốc tế về quá trình dẫn độ tội phạm. Trước hết phải đề cập đến quy tắc chỉ dẫn độ đối với tội phạm thực hiện được công nhận là cơ sở để tiến hành dẫn độ. Như vậy, quốc gia yêu cầu dẫn độ phải có nghĩa vụ không được tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm không phải là cơ sở pháp lý để thực hiện dẫn độ. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự không đúng với tội phạm bị dẫn độ là cơ sở để quốc gia dẫn độ thực hiện hành vi phản đối. Quy định này có ý nghĩa quan trọng, đảm bảo khắc phục được sự lạm dụng của các quốc gia đối với chế định dẫn độ nhằm mục đích riêng của mình. Quốc gia dẫn độ có thể thoả thuận rằng họ chỉ đồng ý dẫn độ đốì với một nhóm loại tôi phạm xác định. Ví dụ, Công ước châu Âu năm 1957 về dẫn độ tội phạm đã quy định điều khoản như vậy.
– Trong thực tiễn quan hệ quốc tế còn xuất hiên trường hợp cùng một lúc có nhiều quốc gia yêu cầu dẫn độ tội phạm (ví dụ, tội phạm được thực hiện trên lãnh thổ của nhiều quốc gia). Trong trường hợp như vậy, quốc gia được yêu cầu có toàn quyền quyết định theo đánh giá của mình sẽ dẫn độ cho quốc gia nào trong số các quốc gia có yêu cầu. Trong quan hệ quốc tế về dẫn độ đã xuất hiên quy tắc “thẩm quyền ưu thế hơn”. Khái niệm thẩm quyền này được hiểu là quốc gia dẫn độ sẽ chuyển giao tội phạm cho quốc gia có “thẩm quyền ưu thế hơn” trong số các nước yêu cầu dẫn độ tội phạm. Như vậy, việc xác định nội dung “thẩm quyền ưu thế hơn” hoàn toàn do quốc gia dẫn độ tự quyết định. Trong thực tế, “thẩm quyền ưu thế hơn” sẽ thuộc về quốc gia nơi hành vi tội phạm nghiêm trọng nhất được thực hiện hoặc quốc gia đầu tiên gửi yêu cầu dẫn độ tôi phạm.