Nguyên tắc không dẫn độ công dân nước mình trong dẫn độ tội phạm?
Hỏi: Nguyên tắc không dẫn độ công dân nước mình trong dẫn độ tội phạm?
Đáp: – Quốc gia được yêu cầu dẫn độ có quyền từ chối việc dẫn độ tội phạm nếu cá nhân phạm tội là công dân nước mình. Quy định này được ghi nhận trong hiến pháp hoặc đạo luật về quốc tịch của quốc gia. Tuy vậy, nguyên tắc này cũng có ngoại lệ. Cụ thể, tại Hội nghị quốc tế lần thứ in về thống nhất hoá luật quốc tế đã đạt được thoả thuận nhất trí nguyên tắc không dẫn độ công dân nước mình cho nước khác không được áp dụng đối với các cá nhân thực hiên tội phạm quốc tế.
– Tương tự, trong luật pháp của một loạt quốc gia, như Áo, Anh, Israel, Ân Độ, Canada và Mỹ… cho phép khả năng dẫn độ công dân nước mình cho nước khác nhưng phải dựa trên nguyên tắc có đi có lại. Vấn đề sẽ trở nên phức tạp hơn khi cá nhân bị dẫn độ là người không có quốc tịch hoặc người có nhiều quốc tịch. Trong trường hợp dẫn độ công dân nước thứ ba, luật quốc tế không bắt buộc các quốc gia phải có nghĩa vụ dẫn độ. Vấn đề này hoàn toàn phụ thuộc vào pháp luật của quốc gia có liên quan.