Nguyên tắc chọn luật áp dụng để xác định năng lực pháp luật, năng lực hành vi của các chủ thể nước ngoài?
Hỏi: Nguyên tắc chọn luật áp dụng để xác định năng lực pháp luật, năng lực hành vi của các chủ thể nước ngoài?
Đáp: 1. Khái niệm
Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự.
Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.
Năng lực chủ thể là quy định bắt buộc để các cá nhân có thể tham gia vào các giao dịch dân sự trong đời sống xã hội, chủ yếu pháp luật đưa ra các trường hợp hạn chế đối với hành vi dân sự của cá nhân, theo đó, những người có năng lực hành vi hạn chế hoặc người không có năng lực hành vi dân sự sẽ không được tham gia các giao dịch dân sự mà pháp luật quy định. Điều đó cũng góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người tham gia giao dịch dân sự.
2. Nguyên tắc xác định năng lực pháp luật của các chủ thể nước ngoài
2.1. Đối với năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự của cá nhân nước ngoài:
– Anh: xác định theo luật nơi cư trú của người đó và nếu là vụ án về thương mại thì theo luật nơi kí kết hợp đồng.
– Đức: năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước mà họ là công dân
– Việt Nam theo Bộ luật tố tụng dân sự, năng lực hành vi tố tụng dân sự của cá nhân nước ngoài được xác định như sau:
+ Theo pháp luật nước mà người đó có quốc tịch, trong trường hợp công dân có quốc tịch nước ngoài và quốc tịch Việt Nam thì pháp luật Việt Nam sẽ được áp dụng. Nếu người đó có nhiều quốc tịch của nhiều nước ngoài khác nhau thì theo pháp luật của nước công dân đang sống.Theo pháp luật Việt Nam nếu công dân nước ngoài cư trú, làm ăn sinh sống lâu dài ở Việt Nam;
+ Theo pháp luật của nước mà người không quốc tịch cư trú, làm ăn sinh sống lâu dài;
+ Theo pháp luật Việt Nam nếu hành vi tố tụng được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam.
Như vậy theo pháp luật Việt Nam năng lực pháp luật và năng lực hành vi tố tụng dân sự của cá nhân nước ngoài được xác định dựa vào 3 yếu tố: quốc tịch của cá nhân, nơi cư trú hoặc nơi thực hiện hành vi.
2.2. Năng lực pháp luật tổ tụng dân sự của cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế được xác định theo
– Điều ước quốc tế là căn cứ để thành lập tổ chức;
– Quy chế hoạt động của tổ chức;
– Điều ước quốc tế đã được kí kết với cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
3. Năng lực hành vi tố tụng dân sự quốc tế của quốc gia nước ngoài và người được hưởng quy chế ưu đãi và miễn trừ ngoại giao
Quốc gia là chủ thể đặc biệt của tư pháp quốc tế: quốc gia được hưởng quyền miễn trừ tư pháp trong tất cả các giai đoạn tố tụng dân sự quốc tế, trừ trường hợp quốc gia từ bỏ quyền đó của mình.
Đối với những người hưởng quy chế ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, tình trnagj tố tụng dân sự của họ cũng được miễn trừ, tuy nhiên không tuyệt đối như quốc gia, trong lĩnh vực dân sự họ không được hưởng quyền miễn trừ tư pháp trong các trường hợp sau:
+ Tham gia vào vụ kiện về tài sản liên quan đến bất động sản của tư nhân nằm trên lãnh thổ nước tiếp nhận, nếu viên chức ngoại giao đó có được tài sản không phải nhân danh nước cử đại diện ngoaiij giao và không vì mục đích đại diện.
+ Tham gia vào vụ kiện về thừa kế nếu viên chức ngoại giao tham gia với tư cách là người thực hiện di chúc, người bảo quản di sản thừa kế,… chứ không nhân danh nước cử đại diện ngoại giao.
+ Tham gia vào vụ việc liên quan đến bất kỳ hoạt động nào có mục đích thu lợi ở nước sở tại, ngoài phạm vi các chức năng chính thức của người đó.