. Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia luôn được xem là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của hệ thống pháp luật quốc tế và giữ vai trò nền tảng trong việc thiết lập, xây dựng cũng như duy trì một trật tự quốc tế trong quan hệ giữa các quốc gia hiện nay.

Hỏi: . Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia luôn được xem là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của hệ thống pháp luật quốc tế và giữ vai trò nền tảng trong việc thiết lập, xây dựng cũng như duy trì một trật tự quốc tế trong quan hệ giữa các quốc gia hiện nay.

Đáp: Đúng. Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia là nguyên tắc được ghi nhận trong nhiều điều ước quốc tế quan trọng trong đó có Hiến chương của Liên hợp quốc. Nguyên tắc được quy định ngay tại vị trí đầu tiên của Điều 2 Hiến chương Liên hợp quốc: “Liên hợp quốc được xây dựng trên nguyên tắc bình đẳng chủ quyền của tất cả các thành viên”.
Ngoài Hiến chương Liên hợp quốc, nguyên tắc này còn được đề cập một cách đầy đủ trong Tuyên bố về các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia ngày 24/10/1970 và trong nhiều điều ước quốc tế đa phương và son phương cũng như trong nhiều văn bản quốc tế quan trọng của các hội nghị và tổ chức quốc tế…Ngoài ra, trong thời gian gần đây, Tòa án Công lý quốc tế của Liên hợp quốc (ICJ) đã khẳng định nguyên tắc bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia là “một nguyên tắc cơ bản của trật tự pháp lý quốc tế”. Trong Vụ Nicaragua kiện Mỹ 1986, ICJ đã công nhận nguyên tắc bình đẳng chủ quyền là một quy định tập quán quốc tế và là nội hàm cơ bản của nguyên tắc chủ quyền quốc gia. Tòa nhận định: “Khái niệm pháp lý cơ bản của chủ quyền quốc gia trong tập quán quốc tế được thể hiện, tại Điều 2, khoản 1 của Hiến chương Liên hợp quốc”.
Trong quan hệ quốc tế hiện nay, nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia đóng vai trò nền tản trong việc thiếp lập, xây dựng cũng như duy trì một trật tự quốc tế trong quan hệ giữa các quốc gia. Trật tự quốc tế chỉ có thể được duy trì nếu các quyền bình đăng của các quốc gia tham gia trật tự đó được hoàn toàn đảm bảo.

error: Content is protected !!