Nguyên tắc bảo đảm, bảo vệ các quyền con người, quyền công dân trong luật hành chính?
Hỏi: Nguyên tắc bảo đảm, bảo vệ các quyền con người, quyền công dân trong luật hành chính?
Đáp: Đây là nguyên tắc cực kì quan trọng. Mọi hoạt động nhà nước đều có liên quan, ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp tới mọi mặt đời sống của mọi người trên đất nước. Trong đó, hoạt động hành chính thường xuyên động chạm và trực tiếp nhất tới mọi mặt của đời sống của mọi người, đặc biệt là hoạt động của lực lượng công an, các dạng cơ sở giữ người, tòa án…Đa phần các biện pháp phạt, ngăn chặn hay khắc phục hậu quả là những biện pháp ảnh hưởng đến quyền lợi vật chất, có khi ảnh hưởng rất lớn. Mặt khác, quan trọng hơn là áp dụng các biện pháp ngăn chặn. Vì đối tượng vi phạm hành chính tuy không bị những hình phạt tước quyền tự do thân thể, nhưng lại có biện pháp ngăn chặn dễ xâm phạm các quyền cơ bản củ con người: xâm phạm danh dự, nhân phẩm như khám người, hạn chế quyền tự do thân thể như tạm giữ người, quyền bất khả xâm phạm về nhà ở như khám nơi cất giấu tang vật…
Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 vẫn nhập nhằng, lẫn lộn giữa tội phạm và vi phạm hành chính khi quy định các biện pháp xử lý hành chính (các điều 86 Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính; điều 96 Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc). Đây là những biện pháp như những hình phạt hạn chế hoặc tước quyền tự do thân thể con người còn cao hơn chế tài hình sự nhẹ.