“Ngày 27/2/2018, mẹ tôi đang quét cổng có bị 1 người đàn ông (khoảng 36-40 tuổi, có uống rượu) đi qua cổng dùng côn trêu chó. Mẹ tôi nói người đàn ông thì người đàn ông về nhà cất côn rồi lại đến cổng đánh mẹ tôi bằng cán chổi mẹ tôi đang quét. Mẹ tôi mới kêu gọi bố tôi, khi bố tôi có ra người đàn ông cầm cán chổi vụt vào đầu bố tôi (chỉ xước nhẹ) và bố tôi mới đánh lại. Sau đó, bố tôi đưa mẹ lên bệnh viện, qua xét nghiệm thì mẹ tôi bị dập lách và hiện nay đang điều trị tại bệnh viện. Về phía người đánh mẹ tôi, sau khi kiểm tra, thì bị nát xương sườn số 9 và xương sườn chọc vào màng phổi tràn 11% (điều trị 6 ngày rồi được ra viện đến nay khỏi và đi làm bình thường). Xin hỏi, trong trường hợp này vụ việc giải quyết như thế nào? Hành vi của bố tôi có vi phạm pháp luật không? “

Hỏi: Ngày 27/2/2018, mẹ tôi đang quét cổng có bị 1 người đàn ông (khoảng 36-40 tuổi, có uống rượu) đi qua cổng dùng côn trêu chó. Mẹ tôi nói người đàn ông thì người đàn ông về nhà cất côn rồi lại đến cổng đánh mẹ tôi bằng cán chổi mẹ tôi đang quét. Mẹ tôi mới kêu gọi bố tôi, khi bố tôi có ra người đàn ông cầm cán chổi vụt vào đầu bố tôi (chỉ xước nhẹ) và bố tôi mới đánh lại. Sau đó, bố tôi đưa mẹ lên bệnh viện, qua xét nghiệm thì mẹ tôi bị dập lách và hiện nay đang điều trị tại bệnh viện. Về phía người đánh mẹ tôi, sau khi kiểm tra, thì bị nát xương sườn số 9 và xương sườn chọc vào màng phổi tràn 11% (điều trị 6 ngày rồi được ra viện đến nay khỏi và đi làm bình thường).
Xin hỏi, trong trường hợp này vụ việc giải quyết như thế nào? Hành vi của bố tôi có vi phạm pháp luật không?

Đáp: 1. Khoản 1 Điều 134 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2-18 có quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác cụ thể như sau: “Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.”
Như vậy, với hành vi của người đàn ông là dùng cán chổi đánh vào người mẹ bạn, làm mẹ bạn có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp được liệt kê sẽ cấu thành tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác và gia đình bạn có thể khai báo với cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.
2. Với hành vi của bố của bạn đánh lại người đàn ông (sau khi bị người đàn ông này đánh) nhằm mục đích ngăn chặn hành vi gây thương tích cho mẹ của bạn, mặc dù người đàn ông này bị nát sương sườn số 9 và sương sườn chọc vào màng phổi tràn 11%, có thể được xác định là phòng vệ chính đáng và sẽ không bị coi là tội phạm nếu đáp ứng được các điều kiện của phòng vệ chính đáng.
Điều 22 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.
Theo đó, điều kiện của Phòng vệ chính đáng cụ thể như sau:
Thứ nhất, có sự tấn công đang hiện hữu, xâm phạm đáng kể đến quyền và lợi ích chính đáng của người phòng vệ hoặc của người khác, lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức.
Đây chính là cơ sở làm phát sinh quyền phòng vệ chính đáng, có nghĩa là chỉ có thể nói đến phòng vệ chính đáng khi có hành vi xâm phạm đang diễn ra và chưa chấm dứt. Hành vi xâm phạm đó có thể đủ hoặc chưa đủ các đặc điểm của tội phạm quy định tại khoản 1 Điều 8 BLHS nhưng phải nguy hiểm đáng kể cho xã hội. Hành vi này có thể xâm phạm quyền hoặc lợi ích của chính người phòng vệ hoặc của người khác, lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức. Sự tấn công đang hiện hữu xâm phạm đến các quyền và lợi ích nói trên có thể được thể hiện qua 02 dạng hành vi là hành động hoặc không hành động. Trong đó, dạng hành động của người tấn công có thể được thể hiện qua một số hành vi như hành vi cướp tài sản, hành vi hiếp dâm, hành vi gây thương tích…, dạng không hành động của người tấn công có thể được thể hiện qua một số hành vi như hành vi không cấp cứu những người bị tai nạn của người bác sĩ mà không có lý do chính đáng .
Hành vi tấn công được coi là cơ sở của phòng vệ chính đánh chỉ khi hành vi đó đang xảy ra hoặc đe doạ sẽ xảy ra ngày tức khắc. Khi hành vi tấn công đã thực sự kết thúc thì nó không cần phải ngăn chặn nữa nên nếu có hành vi chống trả thì đó chỉ có thể là sự trả thù, trong luật hình sự gọi là phòng vệ quá muộn. Trách nhiệm hình sự trong trường hợp này sẽ được giải quyết như trường hợp bình thường nếu đã cố ý phòng vệ quá muộn. Tương tự, khi hành vi tấn công chưa xảy ra, nhưng biểu hiện đe doạ sự tấn công sẽ xảy ra ngay tức khắc thì cũng cho phép được quyền phòng vệ. Nếu chưa có biểu hiện đe doạ sự tấn công sẽ xảy ra ngay tức khắc mà đã phòng vệ thì đó là phòng vệ quá sớm và vấn đề TNHS được giải quyết như trường hợp phòng vệ quá muộn.
Thứ hai, hành vi phòng vệ gây thiệt hại cho người xâm phạm (người có hành vi tấn công) là cần thiết
Sự chống trả của người phòng vệ, theo quy định tại Điều 22 BLHS năm 2015, phải là sự chống trả cần thiết được thể hiện dưới hai khía cạnh:
– Hành vi phòng vệ phải nhằm vào chính người đang có hành vi tấn công. Sự chống trả này có thể nhằm gây thiệt hại cho công cụ, phương tiện mà người tấn công sử dụng, hoặc cho chính tính mạng, sức khoẻ của người đó nhằm gây thiệt hại nhất định qua đó nhằm đẩy lùi sự tấn công đó.
– Biện pháp chống trả của người phòng vệ (phương tiện, phương pháp, thiệt hại) đặt trong hoàn cảnh cụ thể phải là biện pháp cần thiết để có thể ngăn chặn được sự tấn công, hạn chế những thiệt hại có thể kẻ tấn công gây ra, phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi tấn công đặt trong trường hợp cụ thể. Để đánh giá sự cần thiết và phù hợp này, trước hết cần phải dựa vào những tiêu chí sau: (i) tính chất của quan hệ xã hội bị đe doạ xâm hại; mức độ thiệt hại bị đe doạ xâm hại; (ii) sức mạnh và sức mãnh liệt của hành vi tấn công; (iii) tính chất và mức độ nguy hiểm của phương pháp và phương tiện hay công cụ mà kẻ tấn công sử dụng; (iv) sức mạnh và khả năng phòng vệ của người phòng vệ đặt trong hoàn cảnh cụ thể…
Tuy nhiên, trường hợp người phòng vệ do đánh giá sai tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi xâm phạm, đã dùng những phương tiện và phương pháp gây ra thiệt hại quá đáng cho người xâm hại mà tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi xâm hại cũng như hoàn cảnh cụ thể chưa đòi hỏi phải dùng các phương tiện và phương pháp đó thì hành vi phòng vệ của người phòng vệ được coi là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng khi hành vi phòng vệ không tương ứng với hành vi xâm hại, tức là có sự chênh lệch quá mức giữa tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi xâm hại với hành vi phòng vệ, giữa phương tiện và phương pháp mà bên xâm hại với bên phòng vệ đã dùng, giữa sức lực và khả năng của hai bên, phương tiện họ có sẵn, hoàn cảnh cụ thể khi xảy ra sự việc.
Người có hành vi phòng vệ trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu TNHS do lỗi vượt quá của mình. Tuy nhiên, TNHS của họ được giảm nhẹ hơn so với các trường hợp bình thường. Mức độ TNHS được giảm nhẹ nhiều hay ít phụ thuộc vào mức độ vượt quá giới hạn phòng vệ và các tình tiết giảm nhẹ khác. Theo quy định của BLHS năm 2015, phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn của phòng vệ chính đáng được xác định là một tình tiết giảm nhẹ TNHS, được quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 51 BLHS năm 2015.

error: Content is protected !!