“Ngân hàng nhận thế chấp tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất (QSDĐ), có một số trường hợp hoặc là không có sơ đồ trên Giấy chứng nhận QSDĐ hoặc là do khách hàng chuyển nhượng, tách thửa nhiều lần nên cần phải trích lục lại sơ đồ và diện tích thực tế hiện tại. Khi hướng dẫn khách hàng liên hệ với Văn phòng đăng ký đất đai ( VP ĐKĐĐ) huyện để đi trích lục lại sơ đồ đất thì có một số văn phòng đăng ký đất đai huyện không trích lục và hướng dẫn khách hàng về UBND xã thực hiện trích lục sơ đồ. Vậy trường hợp trích lục sơ đồ đất của UBND xã/phường cấp có giá trị pháp lý để thực hiện việc thế chấp, đăng ký giao dịch bảo đảm hay không và thẩm quyền cấp trích lục sơ đồ đất là của cấp nào? (Vì một số trường hợp khi nhận được trích lục sơ đồ đất của UBND xã cấp, chúng tôi liên hệ lại với VP ĐKĐĐ huyện trích lục lại thì trích lục của UBND xã cấp có sơ đồ khác và diện tích giảm hơn so với trích lục của VP ĐKĐĐ huyện. Tuy nhiên chỉ có một số ít trường hợp chúng tôi có thể yêu cầu phía VP ĐKĐĐ huyện trích lục được, còn đa số các VP ĐKĐĐ huyện đều hướng dẫn khách hàng về UBND xã trích lục). “

Hỏi: Ngân hàng nhận thế chấp tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất (QSDĐ), có một số trường hợp hoặc là không có sơ đồ trên Giấy chứng nhận QSDĐ hoặc là do khách hàng chuyển nhượng, tách thửa nhiều lần nên cần phải trích lục lại sơ đồ và diện tích thực tế hiện tại. Khi hướng dẫn khách hàng liên hệ với Văn phòng đăng ký đất đai ( VP ĐKĐĐ) huyện để đi trích lục lại sơ đồ đất thì có một số văn phòng đăng ký đất đai huyện không trích lục và hướng dẫn khách hàng về UBND xã thực hiện trích lục sơ đồ. Vậy trường hợp trích lục sơ đồ đất của UBND xã/phường cấp có giá trị pháp lý để thực hiện việc thế chấp, đăng ký giao dịch bảo đảm hay không và thẩm quyền cấp trích lục sơ đồ đất là của cấp nào? (Vì một số trường hợp khi nhận được trích lục sơ đồ đất của UBND xã cấp, chúng tôi liên hệ lại với VP ĐKĐĐ huyện trích lục lại thì trích lục của UBND xã cấp có sơ đồ khác và diện tích giảm hơn so với trích lục của VP ĐKĐĐ huyện. Tuy nhiên chỉ có một số ít trường hợp chúng tôi có thể yêu cầu phía VP ĐKĐĐ huyện trích lục được, còn đa số các VP ĐKĐĐ huyện đều hướng dẫn khách hàng về UBND xã trích lục).

Đáp: Theo quy định tại Điều 19 Thông tư số 07/2019/TT-BTP ngày 23/6/2016 của Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thì hồ sơ đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất đồng thời với tài sản gắn liền với đất bao gồm:
“1. Mẫu số 01/ĐKTC: Phiếu yêu cầu đăng ký thế chấp;
2. Mẫu số 02/ĐKTĐ-SCSS: Phiếu yêu cầu đăng ký thay đổi, sửa chữa sai sót;
3. Mẫu số 03/ĐKVB: Phiếu yêu cầu đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản thế chấp;
4. Mẫu số 04/XĐK: Phiếu yêu cầu xóa đăng ký;
5. Mẫu số 05/CTĐK: Phiếu yêu cầu chuyển tiếp đăng ký thế chấp;
6. Mẫu số 06/BSCB: Trang bổ sung về các bên ký kết hợp đồng thế chấp;
7. Mẫu số 07/BSTS: Trang bổ sung về tài sản thế chấp;
8. Mẫu số 08/DMHĐTC: Danh mục các hợp đồng thế chấp đã đăng ký;
9. Mẫu số 09/SĐKTL: Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai;
10. Mẫu số 10/VBTB: Văn bản thông báo tạm dừng, dừng đăng ký thế chấp; thông báo việc kê biên, giải tỏa kê biên quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.”
Như vậy, đối với trường hợp bạn hỏi, thì hồ sơ đăng ký thế chấp không có trích lục bản đồ địa chính.
Đối với câu hỏi “thẩm quyền cấp trích lục sơ đồ đất là của cấp nào?”, do nội dung trên không thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Cục Đăng ký nên đề nghị bạn liên hệ với cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực này (cụ thể là Cục Đăng ký đất đai thuộc Tổng cục Quản lý đất đai của Bộ Tài nguyên và Môi trường) để được giải đáp.

error: Content is protected !!