“Năm 2010 tôi dùng tài sản của mình bảo lãnh cho một khoản vay của bạn tôi tại Ngân hàng (Hợp đồng thế chấp là 60 tháng, đến nay đã hết thời hạn thế chấp). Tôi đã nhiều lần đề nghị bạn tôi thanh toán khoản vay tại Ngân hàng nhưng bạn tôi không đồng ý. Hiện nay gia đình tôi có ý định kiện lên Tòa án, khi nghiên cứu lại Hợp đồng tín dụng tôi thấy nhiều điểm không hợp lý: 1. Bạn tôi vay tiền dưới tên một Công ty nhưng theo tôi tìm hiểu Công ty này trước khi vay Ngân hàng đã dừng hoạt động mà Ngân hàng vẫn chấp nhận cho vay thì có đúng pháp luật không? 2. Trong Hợp đồng tín dụng có ghi mục đích vay là để xây dựng công trình nhưng thực tế lại không có bất kỳ công trình nào được xây dựng. Vậy Hợp đồng tín dụng này có hợp pháp không và tôi có thể kiện nhân viên ngân hàng và bạn tôi không? Nếu hợp đồng này không hợp pháp thì trách nhiệm của ngân hàng ra sao với tài sản thế chấp của tôi? 3. Bạn tôi lúc vay ngân hàng cả hai vợ chồng đều có đăng ký kết hôn nhưng trong Hợp đồng tín dụng Ngân hàng chỉ ghi tên vợ vậy có đúng quy định không? Tôi xin chân thành cảm ơn! “

Hỏi: Năm 2010 tôi dùng tài sản của mình bảo lãnh cho một khoản vay của bạn tôi tại Ngân hàng (Hợp đồng thế chấp là 60 tháng, đến nay đã hết thời hạn thế chấp). Tôi đã nhiều lần đề nghị bạn tôi thanh toán khoản vay tại Ngân hàng nhưng bạn tôi không đồng ý. Hiện nay gia đình tôi có ý định kiện lên Tòa án, khi nghiên cứu lại Hợp đồng tín dụng tôi thấy nhiều điểm không hợp lý:
1. Bạn tôi vay tiền dưới tên một Công ty nhưng theo tôi tìm hiểu Công ty này trước khi vay Ngân hàng đã dừng hoạt động mà Ngân hàng vẫn chấp nhận cho vay thì có đúng pháp luật không?
2. Trong Hợp đồng tín dụng có ghi mục đích vay là để xây dựng công trình nhưng thực tế lại không có bất kỳ công trình nào được xây dựng. Vậy Hợp đồng tín dụng này có hợp pháp không và tôi có thể kiện nhân viên ngân hàng và bạn tôi không? Nếu hợp đồng này không hợp pháp thì trách nhiệm của ngân hàng ra sao với tài sản thế chấp của tôi?
3. Bạn tôi lúc vay ngân hàng cả hai vợ chồng đều có đăng ký kết hôn nhưng trong Hợp đồng tín dụng Ngân hàng chỉ ghi tên vợ vậy có đúng quy định không? Tôi xin chân thành cảm ơn!

Đáp: 1. Theo thông tin bạn cung cấp, người bạn của bạn vay tiền dưới tên (danh nghĩa) một công ty nhưng công ty này trước khi vay đã dừng hoạt động. Vì bạn không nói rõ, việc dừng hoạt động này là tạm dừng hoạt động một thời gian trên thực tế hay dừng hoạt động về mặt pháp lý, tức chấm dứt tư cách chủ thể do công ty phá sản, giải thể… Do đó, về vấn đề này, chúng tôi trả lời bạn như sau: Nếu công ty không chấm dứt hoạt động về mặt pháp lý, ví dụ như không giải thể, phá sản… mà vẫn hoạt động kinh doanh bình thường theo quy định của pháp luật doanh nghiệp thì Ngân hàng có quyền tiến hành cấp tín dụng cho công ty trên cơ sở thỏa thuận của các bên, phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Hợp đồng tín dụng về bản chất là một loại hình hợp đồng cho vay tài sản. Do đó, việc xem xét hợp đồng tín dụng mà bạn đã ký có hợp pháp (có bị vô hiệu hay không) phải căn cứ vào quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 (BLDS). Theo quy định của khoản 1 Điều 410 BLDS, hợp đồng dân sự vô hiệu khi không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 122 BLDS; cụ thể là: vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội; do giả tạo; do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện; do bị nhầm lẫn; do bị lừa dối, đe dọa; do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình; do không tuân thủ quy định về hình thức. Nếu Hợp đồng tín dụng đã được ký kết thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì trong thời hạn quy định tại Điều 136 BLDS bạn có thể yêu cầu Tòa án tuyên bố Hợp đồng này là vô hiệu.
3. Theo thông tin bạn cung cấp, bạn dùng tài sản của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ (trả nợ khoản vay) của người bạn của bạn (không phải của cả hai vợ chồng người bạn của bạn), do vậy, việc hợp đồng tín dụng chỉ ghi tên người bạn của bạn (với tư cách bên vay) là phù hợp quy định của pháp luật.

error: Content is protected !!