Một trong những căn cứ hợp pháp mà quốc gia có thể viện dẫn để không thực hiện cam kết quốc tế chính là sự khác biệt giữa pháp luật của quốc gia đó với cam kết quốc tế của quốc gia.

Hỏi: Một trong những căn cứ hợp pháp mà quốc gia có thể viện dẫn để không thực hiện cam kết quốc tế chính là sự khác biệt giữa pháp luật của quốc gia đó với cam kết quốc tế của quốc gia.

ĐÁp: Sai. Bản chất của luật quốc tế chính là sự thỏa thuận, vì vậy toàn bộ quá trình xây dựng và bảo đảm thực hiện cam kết quốc tế hoàn toàn dựa trên sự tự nguyện của các chủ thể. Theo quy định của nguyên tắc Pacta Sunt Servanda, các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ quốc tế được xác lập theo luật pháp quốc tế; nghĩa vụ theo tập quán quốc tế; nghĩa vụ trong phán quyết của cơ quan tài phán quốc tế; thậm chí bao gồm cả các nghĩa vụ phát sinh từ các hành vi pháp lý đơn phương của chủ thể. Các quốc gia phải thực hiện điều ước quốc tế một cách triệt để, không do dự. Việc thay đổi chính phủ, thay đổi chế độ xã hội hoặc các bất ổn chính trị không là lý do để quốc gia viện dẫn cho việc không thực hiện các cam kết quốc tế. Bên cạnh đó, Điều 27 Công ước Viên 1969 về luật điều ước quốc tế cũng quy định: quốc gia không được phép viện dẫn pháp luật trong nước như một lý do để không thực hiện các điều ước quốc tế mà mình là thành viên. Việc chấm dứt hay tạm đình chỉ thi hành điều ước chỉ được coi là hợp pháp khi thỏa mãn những điều kiện nhất định theo quy định của luật điều ước quốc tế.

error: Content is protected !!