Mọi hành vi can thiệp vào những vấn đề diễn ra trong phạm vi lãnh thổ một quốc gia đều vi phạm nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác.
Hỏi: Mọi hành vi can thiệp vào những vấn đề diễn ra trong phạm vi lãnh thổ một quốc gia đều vi phạm nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác.
Đáp: Sai. Về nguyên tắc, luật quốc tế không điều chỉnh những vấn đề thực chất thuộc thẩm quyền nội bộ của mỗi quốc gia. Do đó, mọi biện pháp được sử dụng nhằm cản trở việc thực hiện công việc nội bộ của quốc gia đều bị coi là vi phạm pháp luật quốc tế.
Tuy nhiên, hiện nay, do quá trình toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ nên ranh giới giữa công việc nội bộ thuộc thẩm quyền mỗi quốc gia và công việc có sự tham gia của cộng đồng quốc tế trong nhiều trường hợp không độc lập hoàn toàn với nhau mà luôn được đan xen nhất định (ví dụ như vấn đề nhân quyền, nhân đạo, môi trường, năng lượng hạt nhân…). Trên cơ sở các quy định của Hiến chương Liên hợp quốc, có hai trường hợp mà cộng đồng quốc tế có thể tiến hành các biện pháp cưỡng chế để can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác mà không bị coi là bất hợp pháp. Thứ nhất, đó là trường hợp có xung đột vũ trang được đẩy lên ở mức độ cao và nguy cơ đe dọa tới hòa bình và an ninh quốc tế. Thứ hai, khi có hành vi vi phạm nghiêm trọng đến các quyền cơ bản của con người, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hòa bình và an ninh quốc tế. Như vậy, việc tiến hành các hành vi can thiệp trong hai trường hợp nêu trên là điều vô cùng cần thiết và hợp pháp theo luật pháp quốc tế. Điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại của hành vi can thiệp đó chính là nguy cơ đe đọa đến hòa bình và an ninh quốc tê.