Hội đồng Bảo an là cơ quan có thẩm quyền can thiệp vào công việc nội bộ của mọi quốc gia nếu xét thấy có sự vi phạm nghiêm trọng luật quốc tế, bất kể quốc gia đó có yêu cầu hay không.

Hỏi: Hội đồng Bảo an là cơ quan có thẩm quyền can thiệp vào công việc nội bộ của mọi quốc gia nếu xét thấy có sự vi phạm nghiêm trọng luật quốc tế, bất kể quốc gia đó có yêu cầu hay không.

Đáp: Đúng. Theo chương IV của Hiến chương, Hội đồng Bảo an “có thể điều tả bất cứ vụ tranh chấp nào, hoặc bất cứ tình huống nào có thể dẫn đến sự xung đột quốc tế hoặc khơi mào một cuộc tranh chấp”. Cùng với đó, Hội đồng Bảo an có thể “đề cuất những thủ tục hoặc phương pháp áp dụng” nếu Hội đồng xét thấy tình huống có thể gây nguy hại cho hòa bình và an ninh quốc tế. Chương VII dành cho Hội đồng bảo an quyền hạn lớn hơn để chọn lựa biện pháp cần thiết trong những tình huống “đe dọa hòa bình, xâm phạm hòa bình hoặc tiến hành xâm lấn”. Căn cứ vào các quy định của Hiến chương, quyền can thiệp của Hội đồng bảo an là tương đối rộng và mang tính bao trùm. Tính bao trùm được thể hiện qua hai yếu tố. Một là, Hiến chương không trù định bất cứ tiêu chí cụ thể nào để được xác định khi nào thực sự có mối đe dọa đến hòa bình và an ninh quốc tế. Thứ hai, Hội đồng bảo an có quyền tự quyết định các biện pháp can thiệp có thể bao gồm biện pháp vũ trang hay phi vũ trang trên cơ sở ý chí của các quốc gia là thành viên của Hội đồng. Thêm vào đó, khi tham gia vào Liên hợp quốc và phê chuẩn Hiến chương, các quốc gia thành viên đã phải thực sự chấp nhận quyền can thiệp này và khả năng bị can thiệp bằng 1 nghị quyết của Hội đồng bảo an. Như vậy, có thể khẳng định, với những thành viên của Liên hợp quốc, Hội đồng bảo an là cơ quan có quyền can thiệp vào bất kỳ vấn đề nội bộ nào của những quốc gia là thành viên nếu xét thấy “có mối đe dọa đến hòa bình, phá hoại hòa bình và hành vi xâm lược”.

error: Content is protected !!