Giải quyết xung đột về quyền sở hữu theo pháp luật Việt Nam?

Hỏi: Giải quyết xung đột về quyền sở hữu theo pháp luật Việt Nam?

Đáp: Nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam cũng tương tự với nguyên tắc giải quyết của hầu hết các quốc gia trên thế giới đó là áp dụng hệ thuộc luật nơi có tài sản. Cụ thể, Điều 677 và Điều 678 quy định như sau:
Điều 677. Phân loại tài sản
Việc phân loại tài sản là động sản, bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản.
Điều 678. Quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản
1. Việc xác lập, thực hiện, thay đổi, chấm dứt quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản là động sản trên đường vận chuyển được xác định theo pháp luật của nước nơi động sản được chuyển đến, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Quy định tại khoản 2 Điều 678 thực chất là một quy định khá có lợi Việt Nam vì thực trạng hiện nay, nước ta là một nước nhập siêu (nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu).
Nguyên tắc luật nơi có tài sản cũng được pháp luật Việt Nam áp dụng định danh tài sản theo Điều 677 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì việc phân biệt tài sản là động sản hoặc bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản. Theo quy định pháp luật Việt Nam, bất động sản: đất, nhà ở, công trình gắn liền với đất đai; tài sản gắn liền với đất; tài sản trong lòng đất. Phân biệt bất động sản hoặc động sản: không căn cứ vào giá trị tài sản mà căn cứ vào tính chất cơ học của tài sản, di chuyển hay không di chuyển.
Các trường hợp ngoại lệ liên quan đến tàu bay, tàu biển, tàu hàng không dân dụng, khi xảy ra xung đột pháp luật về quyền sở hữu được xác định theo quy định tại Luật Hàng không dân dụng 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2014 như sau:
Điều 4. Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật
1. Pháp luật của quốc gia đăng ký quốc tịch tàu bay được áp dụng đối với quan hệ xã hội phát sinh trong tàu bay đang bay và áp dụng để xác định các quyền đối với tàu bay.
2. Pháp luật của quốc gia nơi ký kết hợp đồng liên quan đến các quyền đối với tàu bay được áp dụng để xác định hình thức của hợp đồng.
Ngoài ra trong hệ thuộc luật nơi có tài sản cũng không được áp dụng để điều chỉnh quan hệ sở hữu phát sinh trong một số lĩnh vực như:
– Các quan hệ về tài sản của pháp nhân nước ngoài khi pháp nhân đó giải thể: trường hợp này phải áp dụng theo pháp luật của nước pháp nhân mang quốc tịch.
– Quan hệ về tài sản liên quan đến tài sản của quốc gia đang ở nước ngoài.
– Các quan hệ về sở hữu đối với các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ thì quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp mang tính lãnh thổ;
– Các quan hệ tài sản liên quan đến đối tượng của các đạo luật quốc hữu hoá áp dụng theo đạo luật quốc hữu hoá: xuất phát từ quyền định đoạt tài sản của quốc gia mình.

error: Content is protected !!