“Gia đình chị H nợ nhà cháu 1 khoản tiền và không có khả năng chi trả, nên đã chuyển nhượng cho gia đình cháu 1 mảnh đất do vợ chồng chị H đứng tên. Giấy tờ chuyển nhượng gồm có 1 bản ghi tay và sổ đỏ. Sau khi được chuyển nhượng, gia đình cháu đã đi công chứng giấy tờ tại văn phòng công chứng mà không thông qua UBND xã vào ngày 15/10/2018. Nhưng đến ngày 25/10/2018 gia đình cháu có mang giấy chuyển nhượng và sổ đỏ của chị H đi sang tên thì UBND xã có thông báo gia đình chị H đã bán lô đất đó vào ngày 25/09/2018 và đã có đóng dấu và chứng thực của UBND. Hiện tại gia đình cháu vẫn đang giữ 1 sổ đỏ đứng tên gia đình chị H và 1 giấy chuyển nhượng. Theo gia đình cháu được biết thì người được gia đình chị H bán cũng đang giữ 1 bản giấy chuyển nhượng tương đương gia đình cháu và 1 sổ đỏ photo công chứng. Vậy cho cháu hỏi nếu xảy ra tranh chấp thì quyền sử dụng đất sẽ thuộc về ai và gia đình cháu có còn quyền lợi gì ở mảnh đất đó không ạ? “
Hỏi: Gia đình chị H nợ nhà cháu 1 khoản tiền và không có khả năng chi trả, nên đã chuyển nhượng cho gia đình cháu 1 mảnh đất do vợ chồng chị H đứng tên. Giấy tờ chuyển nhượng gồm có 1 bản ghi tay và sổ đỏ. Sau khi được chuyển nhượng, gia đình cháu đã đi công chứng giấy tờ tại văn phòng công chứng mà không thông qua UBND xã vào ngày 15/10/2018. Nhưng đến ngày 25/10/2018 gia đình cháu có mang giấy chuyển nhượng và sổ đỏ của chị H đi sang tên thì UBND xã có thông báo gia đình chị H đã bán lô đất đó vào ngày 25/09/2018 và đã có đóng dấu và chứng thực của UBND. Hiện tại gia đình cháu vẫn đang giữ 1 sổ đỏ đứng tên gia đình chị H và 1 giấy chuyển nhượng. Theo gia đình cháu được biết thì người được gia đình chị H bán cũng đang giữ 1 bản giấy chuyển nhượng tương đương gia đình cháu và 1 sổ đỏ photo công chứng. Vậy cho cháu hỏi nếu xảy ra tranh chấp thì quyền sử dụng đất sẽ thuộc về ai và gia đình cháu có còn quyền lợi gì ở mảnh đất đó không ạ?
Đáp: – Theo thông tin bạn cung cấp có thể thấy gia đình chị H đã thực hiện hai giao dịch chuyển nhượng cho hai chủ thể là gia đình bạn và một gia đình khác trên cùng một mảnh đất thuộc sở hữu của gia đình chị H. Trong cả hai giao dịch này, việc công chứng gia đình bạn và việc chứng thực tại Ủy ban nhân dân cấp xã của gia đình kia đều phù hợp với quy định của pháp luật đất đai về giao dịch quyền sử dụng đất và có giá trị pháp lý tương đương. Bên cạnh đó, Bộ luật dân sự và Luật đất đai thì giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất chỉ có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính (hai bên hoàn tất thủ tục sang tên sổ đỏ). Như vậy, về bản chất hai giao dịch của gia đình bạn và gia đình được chị H bán trước đó đều là các giao dịch chưa có hiệu lực. Do đó, gia đình bạn và gia đình kia đều sẽ có quyền và nghĩa vụ pháp lý tương đương khi xác định quyền sở hữu đối với mảnh đất này.
– Ngoài ra, hành vi của gia đình chị H nếu gia đình bạn có đơn tố cáo tại cơ quan công an có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi. Đồng thời, gia đình chị H cũng phải có trách nhiệm đền bù thiệt hại cho gia đình bạn và gia đình kia trong trường hợp quyền sở hữu đối với mảnh đất bị ảnh hưởng và không trọn vẹn.