“Em gái tôi sống chung như vợ chồng với anh A, anh A có rất nhiều tiền do tổ chức đánh bạc, đánh bạc, tổ chức cá độ bóng đá, chủ lô đề, cung cấp ma tuý đá, thuốc lắc… Em gái tôi mặc dù biết tất cả số tiền đó đều là tiền phạm pháp, và biết những hoạt động phạm pháp của anh A, nhưng em gái tôi vẫn sử dụng tiền đó để mua sắm quần áo, trang sức, vòng vàng, mua xe máy đắt tiền… Cho tôi hỏi nếu anh A bị bắt vì các tội danh trên thì em gái tôi có phạm tội không? Nếu có thì mức hình phạt như thế nào? Các tài sản em gái tôi đã mua sắm có bị tịch thu không? “

Hỏi: Em gái tôi sống chung như vợ chồng với anh A, anh A có rất nhiều tiền do tổ chức đánh bạc, đánh bạc, tổ chức cá độ bóng đá, chủ lô đề, cung cấp ma tuý đá, thuốc lắc… Em gái tôi mặc dù biết tất cả số tiền đó đều là tiền phạm pháp, và biết những hoạt động phạm pháp của anh A, nhưng em gái tôi vẫn sử dụng tiền đó để mua sắm quần áo, trang sức, vòng vàng, mua xe máy đắt tiền… Cho tôi hỏi nếu anh A bị bắt vì các tội danh trên thì em gái tôi có phạm tội không? Nếu có thì mức hình phạt như thế nào? Các tài sản em gái tôi đã mua sắm có bị tịch thu không?

Đáp: Theo thông tin bạn cung cấp, anh A đã thực hiện nhiều hành vi có dấu hiệu tội phạm và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội mua bán trái phép chất ma túy (Điều 251), tội đánh bạc (Điều 321), tội tổ chức đánh bạc (Điều 322),…
Đối với hành vi của em gái bạn bao gồm không tố giác tội phạm, tiêu thụ tiền có được do hành vi phạm tội có thể bị xử lý hình sự về các tội sau:
1. Tội không tố giác tội phạm (Điều 390 Bộ luật Hình sự)
Em gái bạn mặc dù biết rõ các hành vi phạm tội trên nhưng không tố giác tội phạm, do đó có thể bị xử lý hình sự về tội không tố giác tội phạm theo quy định tại Điều 390 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 với mức phạt từ cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
“Điều 390. Tội không tố giác tội phạm
1. Người nào biết rõ một trong các tội phạm quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 14 của Bộ luật này đang được chuẩn bị hoặc một trong các tội phạm quy định tại Điều 389 của Bộ luật này đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 19 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Người không tố giác nếu đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt.”
2. Tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có (Điều 323 Bộ luật Hình sự)
Đối với hành vi sử dụng tiền phạm pháp, em gái bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có với mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 15 năm tùy theo mức độ nguy hiểm và giá trị tài sản phạm pháp. Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
“Điều 323. Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có
1. Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tài sản, vật phạm pháp trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
d) Thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 10 năm:
a) Tài sản, vật phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
b) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
a) Tài sản, vật phạm pháp trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
b) Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”
3. Xem xét vai trò đồng phạm về các tội anh A vi phạm
Trường hợp em gái bạn có sự hứa hẹn trước với anh A về việc tiêu thụ số tiền có được do hành vi phạm tội của anh A thì còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội anh A thực hiện với vai trò người giúp sức.
Các tài sản mà em gái mua sắm từ hành vi phạm tội của anh A sẽ bị tịch thu theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 47 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi: “Việc tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc tịch thu tiêu hủy được áp dụng đối với: b) Vật hoặc tiền do phạm tội hoặc do mua bán, đổi chác những thứ ấy mà có; khoản thu lợi bất chính từ việc phạm tội”

error: Content is protected !!