. Dưới góc độ pháp lý quốc tế, “công việc nội bộ” chỉ là những công việc thuần túy liên quan đến quốc gia và diễn ra trong phạm vi lãnh thổ quốc gia.

Hỏi: . Dưới góc độ pháp lý quốc tế, “công việc nội bộ” chỉ là những công việc thuần túy liên quan đến quốc gia và diễn ra trong phạm vi lãnh thổ quốc gia.

Đáp: Sai. Hiện nay, trong hệ thống pháp luật quốc tế không quy định thế nào là công việc nội bộ. Việc xem xét xác định công việc nào được coi là thuộc nội bộ của quốc gia sẽ cần phải căn cứ vào những tiêu chí dựa vào chính pháp luật của mỗi quốc gia trên cơ sở phù hợp với các quy định của luật quốc tế, mà đặc biệt là các quy phạm mệnh lệnh bắt buộc chung Jus Cogens.
Nhìn chung, công việc nội bộ là tất cả những vấn đề thuộc thẩm quyền của quốc gia trên cơ sở chủ quyền, ngoại trừ các nghĩa vụ quốc tế mà quốc gia cam kết. Công việc nội bộ của quốc gia chính là công việc đối nội và công việc đối ngoại, gắn liền với hai chức năng cơ bản của nhà nước, bao gồm:
– Việc lựa chọn và tiến hành đường lối chính trị và các chính sách kinh tế – văn hóa – xã hội để phát triển đất nước;
– Việc thực hiện đường lối, chính sách đối ngoại của nhà nước và thiết lập quan hệ hợp tác với các chủ thể luật quốc tế;
– Việc xây dựng và duy trì hoạt động của bộ máy nhà nước;
– Việc quản lý và điều chỉnh hoạt động của xã hội tuân theo quy định của pháp luật quốc gia.
Tuy nhiên, những vấn đề mà về bản chất thuộc thẩm quyền và được coi là công việc nội bộ của quốc gia nhưng khi quốc gia đã cam kết và thỏa thuận quốc tế thì những vấn đề đó sẽ không còn được coi là công việc nội bộ của quốc gia nữa, cho dù đó là công việc đối nội hay đối ngoại.

error: Content is protected !!