Dưới góc độ là thuộc tính chính trị – pháp lý của quốc gia – chủ thể cơ bản của luật quốc tế, chủ quyền quốc gia trong lĩnh vực đối nội và đối ngoại có tính chất tuyệt đối.

Hỏi: Dưới góc độ là thuộc tính chính trị – pháp lý của quốc gia – chủ thể cơ bản của luật quốc tế, chủ quyền quốc gia trong lĩnh vực đối nội và đối ngoại có tính chất tuyệt đối.

Đáp: Sai. Khái niệm “chủ quyền” gắn kiền với các quốc gia – dân tộc được coi là có nguồn gốc từ Hòa ước Westphalia 1648, khi các chính phủ lúc bấy giờ ngừng hỗ trợ những nhóm cùng tôn giáo chống lại các nhà nước của họ, đồng thời thừa nhận quyền tài phán dựa trên lãnh thổ của các vương triều, gắn liền với việc tuân thủ chính sách không can thiệp vào biên giới lãnh thổ đã được xác định của các vương triều đó. Cùng với sự phát triền của luật quốc tế, chủ quyền dần được coi là một thuộc tính chính trị, pháp lý chủ yếu của một quốc gia, thể hiện quyền lực tối cao của quốc gia trên bình diện quốc gia và quốc tế.
Có thể khẳng định, chủ quyền quốc gia là phạm trù mang tính lịch sử – xã hội. Điều này có nghĩa rằng, tại mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau và tại mỗi hình thái kinh tế xã hội khác nhau thì cách tiếp cận về “chủ quyền quốc gia” là không hoàn toàn giống nhau. Tuy nhiên, nếu như đặt trong bối cảnh hiện tại, việc hiểu chủ quyền quốc gia trong lĩnh vực đối nội và đối ngoại có tính chất tuyệt đối là không hoàn toàn chính xác. Một điểm đáng lưu ý ở đây là chỉ quyền quốc gia không đồng nghĩa với quyền lực tuyệt đối, vô hạn và vô điều kiện của quốc gia. Các quốc gia có thể có các nghĩa vụ quốc tế, nhất là khi tham gia các điều ước quốc tế. Mặc dù các quốc gia có quyền lựa chọn có tham gia vào các điều ước này hay không, nhưng một khi đã tham gia vào các điều ước này họ buộc phải tuân thủ các nghĩa vụ và trao lại một phần chủ quyền của mình cho cộng đồng quốc tế.
Ví dụ, Trong Nghị quyết số 84/2014/QH13 của Quốc hội về việc phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật, Chính phủ Việt Nam đã cam kết “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cam kết thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật trên tất cả các lĩnh vực” (Điều 2 của Nghị quyết). Điều này có nghĩa là, ngoài việc thể hiện quyết tâm của toàn thể hệ thống chính trị trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế (international standards), Việt Nam cũng cam kết và xem việc thực hiện các nghĩa vụ từ Công ước là trách nhiệm/nghĩa vụ của mình. Việc thực hiện nghĩa vụ này sẽ được giám sát bởi cả cơ chế tự giám sát và cơ chế giám sát quốc tế của Ủy ban Công ước và cộng đồng quốc tế.

error: Content is protected !!