Định nghĩa dẫn độ tội phạm trong luật quốc tế?

Hỏi: Định nghĩa dẫn độ tội phạm trong luật quốc tế?

Đáp: – Dẫn độ tội phạm là hành vi tương trợ pháp lý, được thoả thuận giữa các quốc gia hữu quan (quốc gia yêu cầu và quốc gia được yêu cầu dẫn độ) dựa trên cơ sở các quy định của luật quốc tế, trong đó một quốc gia được yêu cầu sẽ thực hiện việc chuyển giao cá nhân đang hiện diện trên lãnh thổ nước mình cho quốc gia có yêu cầu để tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành bản án đã có hiệu lực pháp luật đối với cá nhân đó.
– Trong quan hê quốc tế, dãn độ tội phạm là một trong số nội dung của hợp tác quốc tế chống tội phạm, là hình thức giúp đỡ pháp lý trong việc thực hiện thẩm quyền xét xử tư pháp. Về phương diện pháp lý, đa số trường hợp dẫn độ tội phạm có tính chất đụng chạm trực tiếp đến quyền lợi của hai quốc gia (quốc gia chuyển giao và quốc gia tiếp nhận tội phạm). Theo nguyên tắc chung đã được luật quốc tế công nhận, dẫn độ tội phạm là quyền của quốc gia chứ không phải là nghĩa vụ pháp lý quốc tế của quốc gia. Nói cách khác, dẫn độ tội phạm thuộc thẩm quyền riêng biệt cùa quốc gia được yêu cầu dẫn độ – nơi tội phạm đang có mặt. Dựa trên cơ sở quyền tối cao đối với lãnh thổ, quốc gia có toàn quyền quyết định tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các cá nhân đang ở trên lãnh thổ nước mình phù hợp với luật quốc gia. Nghĩa vụ dẫn độ tội phạm chỉ phát sinh trong trường hợp có điều ước quốc tế tương ứng ghi nhận các điều kiện cụ thể cho phép dẫn đô. Chính vì vậy, các quốc gia đã ký kết các điều ước quốc tế song phương hoặc đa phương điều chỉnh các vấn đề có liên quan đến dẫn độ tội phạm trong quan hệ quốc tế. Các diều ước quốc tế ký kết giữa các quốc gia được coi là cơ sờ pháp lý của dẫn độ tội phạm.
– Trên thực tế, cần thiết phải có sự phân biệt trục xuất với dẫn độ do một quốc gia thực hiện đối với một cá nhân phạm tôi. Đây là hành vi thể hiện chính sách của quốc gia chứ không phải là hành vi hợp tác quốc tế chống tội phạm như dẫn độ. Trục xuất là việc quốc gia nghiêm cấm cá nhân phạm tội không được quyền lưu trú trên lãnh thổ nước mình, phải ròi khỏi lãnh thổ quốc gia và không có quốc gia nào tiếp nhân cá nhân này.

error: Content is protected !!