“Đêm ngày 01/9/2006, Cảnh sát khu vực phường X thuộc thành phố Lạng Sơn tiến hành kiểm tra hành chính việc đăng ký tạm trú tại Khách sạn K nằm trên địa bàn phường. Khi yêu cầu nhân viên lễ tân cho kiểm tra giấy tờ tuỳ thân của các khách trọ đang tạm trú trong khách sạn gửi tại phòng lễ tân, lực lượng kiểm tra phát hiện thấy có hộ chiếu của hai người nước ngoài. Tìm hiểu về hai trường hợp tạm trú này, nhân viên khách sạn thừa nhận là hai người khách nước ngoài này đã đến đăng ký nghỉ tại khách sạn từ sáng hôm đó, nhưng khách sạn chưa kịp chuyển nội dung khai báo tạm trú cho Phòng Quản lý xuất, nhập cảnh tại địa phương. Công an phường nên giải quyết trường hợp này như thế nào? “
Hỏi: Đêm ngày 01/9/2006, Cảnh sát khu vực phường X thuộc thành phố Lạng Sơn tiến hành kiểm tra hành chính việc đăng ký tạm trú tại Khách sạn K nằm trên địa bàn phường. Khi yêu cầu nhân viên lễ tân cho kiểm tra giấy tờ tuỳ thân của các khách trọ đang tạm trú trong khách sạn gửi tại phòng lễ tân, lực lượng kiểm tra phát hiện thấy có hộ chiếu của hai người nước ngoài. Tìm hiểu về hai trường hợp tạm trú này, nhân viên khách sạn thừa nhận là hai người khách nước ngoài này đã đến đăng ký nghỉ tại khách sạn từ sáng hôm đó, nhưng khách sạn chưa kịp chuyển nội dung khai báo tạm trú cho Phòng Quản lý xuất, nhập cảnh tại địa phương. Công an phường nên giải quyết trường hợp này như thế nào?
Đáp: Đây là vi phạm thường xảy ra đối với các khách sạn có người nước ngoài đến nghỉ qua đêm. Theo quy định tại khoản 1 200105/200105280002/#13″ target=”_blank”>Điều 15 Nghị định số 21/2001/NĐ-CP ngày 28/5/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam thì người nước ngoài nghỉ qua đêm tại khách sạn phải khai báo tạm trú thông qua chủ khách sạn, chủ khách sạn có trách nhiệm chuyển nội dung khai báo tạm trú của người nước ngoài đến cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh tại địa phương. Trong vụ việc này, người nước ngoài đã thực hiện đúng trách nhiệm về đăng ký tạm trú, nhưng chủ khách sạn không chuyển nội dung khai báo tạm trú của người nước ngoài đến cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh. Vì vậy, trong tình huống này chỉ phát sinh hành vi vi phạm hành chính của khách sạn.
Việc xử phạt hành chính với hành vi không thực hiện trách nhiệm khai báo tạm trú cho người nước ngoài được quy định tại điểm g khoản 2 200512/200512120006/#21″ target=”_blank”>Điều 22 Nghị định số 150/2005/NĐ-CP ngày 12/12/2005 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội. Mức phạt tiền được quy định với hành vi này là từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Thẩm quyền giải quyết
Theo quy định tại khoản 2 Điều 57 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính 2002, đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 24 Điều 1 Pháp lệnh 04/2008/PL-UBTVQH12 ngày 02/04/2008 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính thì khi áp dụng hình thức phạt tiền, mức phạt tiền cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó. Đối với hành vi không khai báo tạm trú cho người nước ngoài, mức phạt tối thiểu là 500.000 đồng, mức phạt tối đa là 2.000.000 đồng. Căn cứ theo Khoản 6 và Khoản 4 Điều 1 Pháp lệnh 04/2008/PL-UBTVQH12 ngày 02/04/2008 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính thì Trưởng Công an cấp xã được áp dụng các hình thức xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi nêu trên.
Trình tự giải quyết
Áp dụng Khoản 22; 24 Điều 1 Pháp lệnh 04/2008/PL-UBTVQH12 ngày 02/04/2008 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, và Điều 56 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.