“Có một đoàn gồm 5 người nước ngoài và một phiên dịch người Việt Nam đi vào một xã thuộc khu vực biên giới và đang tiến hành quay phim, chụp ảnh tại một thôn trong xã. Nhận được tin báo từ Trưởng thôn, Trưởng Công an xã đã cử ngay 2 Công an viên đến hỏi họ mục đích vào khu vực biên giới. Theo trình bày của người phiên dịch đi trong đoàn thì nhóm người nước ngoài là khách du lịch, muốn tham quan khu vực biên giới và tìm hiểu về cuộc sống của nhân dân khu vực biên giới. Công an xã đề nghị họ xuất trình giấy tờ tuỳ thân thì tất cả họ có đủ giấy tờ hợp lệ nhập cảnh vào Việt Nam. Họ đề nghị chính quyền xã giúp đỡ để họ thực hiện nguyện vọng tìm hiểu văn hoá, đời sống của nhân dân địa phương. Công an xã cần giải quyết tình huống này như thế nào? “
Hỏi: Có một đoàn gồm 5 người nước ngoài và một phiên dịch người Việt Nam đi vào một xã thuộc khu vực biên giới và đang tiến hành quay phim, chụp ảnh tại một thôn trong xã. Nhận được tin báo từ Trưởng thôn, Trưởng Công an xã đã cử ngay 2 Công an viên đến hỏi họ mục đích vào khu vực biên giới. Theo trình bày của người phiên dịch đi trong đoàn thì nhóm người nước ngoài là khách du lịch, muốn tham quan khu vực biên giới và tìm hiểu về cuộc sống của nhân dân khu vực biên giới. Công an xã đề nghị họ xuất trình giấy tờ tuỳ thân thì tất cả họ có đủ giấy tờ hợp lệ nhập cảnh vào Việt Nam. Họ đề nghị chính quyền xã giúp đỡ để họ thực hiện nguyện vọng tìm hiểu văn hoá, đời sống của nhân dân địa phương. Công an xã cần giải quyết tình huống này như thế nào?
Đáp: Điều 7 Nghị định số 34/2000/NĐ-CP ngày 18/8/2000 của Chính phủ về Quy chế khu vực biên giới đất liền nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định, người nước ngoài đang công tác tại các cơ quan trung ương vào khu vực biên giới phải có giấy phép do Bộ Công an cấp; nếu người nước ngoài đang tạm trú tại địa phương vào khu vực biên giới phải có giấy phép do Công an cấp tỉnh nơi tạm trú cấp. Các cơ quan, tổ chức của Việt Nam khi đưa người nước ngoài vào khu vực biên giới phải có đủ giấy tờ theo quy định nêu trên và cử cán bộ đi cùng để hướng dẫn và thông báo cho công an, bộ đội biên phòng tỉnh nơi đến.
Đồng thời, Điều 15 của Nghị định nêu trên cũng quy định: việc quay phim, chụp ảnh, ghi hình, vẽ cảnh vật trong khu vực biên giới không được tiến hành ở những nơi có biển cấm các hoạt động nói trên.
Trong tình huống có 5 người nước ngoài vào khu vực biên giới nêu trên, Công an xã cần làm những việc sau đây:
Thứ nhất, Công an xã hỏi họ về việc họ vào Việt Nam du lịch hay vào Việt Nam công tác.
– Nếu họ vào Việt Nam công tác tại các cơ quan trung ương thì để vào khu vực biên giới phải có giấy phép do Bộ Công an cấp và có đại diện cơ quan, tổ chức của Việt Nam đi cùng để hướng dẫn và thông báo cho công an, Bộ đội biên phòng tỉnh nơi đến biết.
– Nếu họ vào Việt Nam du lịch thì họ phải có giấy phép của Công an cấp tỉnh, nơi họ đăng ký tạm trú và phải có hướng dẫn viên du lịch là người Việt Nam đi cùng. Hướng dẫn viên du lịch phải hướng dẫn những người nước ngoài và thông báo cho công an, Bộ đội biên phòng tỉnh nơi đến biết.
Thứ hai, Công an xã chỉ dẫn cho họ những nơi họ có thể vào du lịch và những nơi họ không được vào (các vùng cấm trong vành đai biên giới) và thông báo ngay cho Đồn biên phòng đang quản lý khu vực biên giới biết. Đồng thời, thông báo cho họ biết không được quay phim, chụp ảnh, ghi hình, vẽ cảnh vật trong khu vực biên giới ở những nơi có biển cấm các hoạt động này.
Thứ ba, nếu những người nói trên có nhu cầu lưu trú qua đêm tại khu vực biên giới thì chỉ dẫn cho họ đến cơ quan Công an cấp xã, hoặc Đồn công an sở tại để đăng ký tạm trú. Đồn biên phòng đang quản lý khu vực biên giới, Công an xã và chính quyền địa phương hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động của người này, phương tiện của họ trong thời gian họ lưu trú qua đêm tại khu vực biên giới, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện của họ.