“Chị gái tôi lấy chồng và sinh được một bé trai. Nay cháu được 3 tuổi nhưng vì hai người bất đồng về tôn giáo: chị tôi theo đạo thiên chúa, còn anh rể tôi theo đạo phật nên anh rể tôi đòi ly hôn. Vậy chị gái tôi được quyền nuôi con không? “

Hỏi: Chị gái tôi lấy chồng và sinh được một bé trai. Nay cháu được 3 tuổi nhưng vì hai người bất đồng về tôn giáo: chị tôi theo đạo thiên chúa, còn anh rể tôi theo đạo phật nên anh rể tôi đòi ly hôn. Vậy chị gái tôi được quyền nuôi con không?

ĐÁp: Để xác định chị gái bạn có quyền nuôi con hay không thì cần xem xét một số yếu tố sau đây:
Thứ nhất, căn cứ vào tuổi của cháu bé: theo quy định tại khoản 3 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Thứ hai, căn cứ vào thỏa thuận của vợ, chồng: vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con.
Trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con (khoản 2 Điều 81 Luật này).
Như vậy, trừ trường hợp gia đình chị gái bạn thỏa thuận được người trực tiếp nuôi con, nếu muốn chắc chắn có được quyền nuôi con thì chị bạn cần phải chứng minh được việc con sống với người sẽ tốt hơn khi sống với người cha thông qua việc chứng minh người mẹ có thể bảo đảm tốt quyền lợi của con về mọi mặt như kinh tế, giáo dục, tình cảm…

error: Content is protected !!