Cách thức giải quyết xung đột pháp luật về hình thức hợp đồng?

Hỏi: Cách thức giải quyết xung đột pháp luật về hình thức hợp đồng?

Đáp: Pháp luật nào là “pháp luật có mối quan hệ gắn bó nhất” với hợp đồng đã được Bộ luật dân sự 2015 quy định tại khoản 2 Điều 683. Theo đó pháp luật của nước có mối quan hệ gắn bó nhất với hợp đồng là pháp luật sau đây:
– Pháp luật của nước nơi người bán cư trú nếu là cá nhân, hoặc nơi thành lập nếu là pháp nhân đối với hợp đồng mua bán hàng hoá;
– Pháp luật nước nơi người cung cấp dịch vụ cư trú nếu là cá nhân hoặc nơi thành lập nếu là pháp nhân đối với hợp đồng dịch vụ;
– Pháp luật của nước nơi người nhận quyền cư trú nếu là cá nhân, hoặc nơi thành lập nếu là pháp nhân đối với hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng hoặc chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ;
– Pháp luật của nước nơi người lao động thường xuyên thực hiện công việc đối với hợp đồng lao động. Trong trường hợp người lao động thường xuyên thực hiện công việc tại nhiều nước khác nhau hoặc không xác định được nơi người lao động thường xuyên thực hiện công việc thì pháp luật của nước có mối quan hệ gắn bó nhất với
– Năng lực hành vi dân sự của cá nhân được xác định theo pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;
– Trường hop người nước ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam, năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài đó được xác định theo pháp luật Việt Nam;
– Việc xác định cá nhân bị mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự tại Việt Nam theo pháp luật Việt Nam.
Từ những quy định trên đây về năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự của chủ thể là cá nhân có thể thấy năng lực giao kết hợp đồng của chủ thể là cá nhân sẽ căn cứ vào luật quốc tịch của cá nhân đó. Trong trường hợp hợp đồng được giao kết và được thực hiện tại Việt Nam thì năng lực giao kết hợp đồng của cá nhân sẽ xác định theo pháp luật Việt Nam.
Năng lực pháp luật của chủ thể là pháp nhân được quy định tại Điều 676 Bộ luật dân sự 2015. Theo đó, năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân được xác định theo pháp luật của nước mà pháp nhân có quốc tịch (Khoản 2 Điều 676 Bộ luật dân sự 2015). Tuy nhiên, trong trường hợp pháp nhân nước ngoài xác lập, thực hiện giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài đó được xác định theo pháp luật Việt Nam (Khoản 3 Điều 676 Bộ luật dân sự 2015).
Theo quy định của Điều 676 Bộ luật dân sự 2015 có tính nguyên tắc trên đây, có thể thấy việc xác định năng lực giao kết hợp đồng của chủ thể là pháp nhân nước ngoài sẽ căn cứ vào luật của nước mà pháp nhân đó có quốc tịch. Trong trường họp pháp nhân nước ngoài xác lập và thực hiện hợp đồng tại Việt Nam thì năng lực giao kết hợp đồng của pháp nhân nước ngoài này sẽ căn cứ vào pháp luật Việt Nam.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì năng lực hành vi giao kết hợp đồng của các bên chủ thể còn chịu sự chi phối bởi pháp luật nơi xác lập hợp đồng. Trong các điều ước quốc tế song phương mà Việt Nam đã ký kết còn quy định trong trường hợp các bên xác lập hợp đồng để giải quyết các nhu cầu thông thường của đời sống hàng ngày của mình thì năng lực hành vi của cá nhân sẽ được xác lập trên cơ sở pháp luật nước ký kết nơi hợp đồng được xác lập.
Đối với trường họp giải quyết xung đột pháp luật về năng lực pháp luật của pháp nhân có trụ sở trên lãnh thổ của nước ký kết thì nhìn chung các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết được ghi nhận theo nguyên tắc: Năng lực pháp luật của pháp nhân có trụ sở trên lãnh thổ của nước ký kết được xác định theo pháp luật của nước ký kết đã thành lập pháp nhân đó. Ví dụ, nội dung này được quy định tại Điều 28 HDTTTP Việt Nam – Hunggari; Điều 21 HDTTTP Việt Nam – Ba Lan; Điều 17 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam – Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào.

error: Content is protected !!