Các phương thức giải quyết vụ án kinh doanh thương mại có yếu tố nước ngoài?

Hỏi: Các phương thức giải quyết vụ án kinh doanh thương mại có yếu tố nước ngoài?

Đáp: “Tùy vào điều kiện và hoàn cảnh khác nhau mà các chủ thể lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp thương mại khác nhau: 1. Thương lượng
Thương lượng (hay còn được gọi là đàm phán) là một trong những phương thức giải quyết tranh chấp đơn giản và nhanh nhất. Tuy nhiên, Thương lượng là hình thức giải quyết tranh chấp mang tính tự phát giữa các thương nhân với nhau, không mang tính chất ràng buộc bởi quy định của pháp luật hiện hành. Do đó, nó có những hạn chế nhất định như:
(i) Kết quả không được mang tính bắt buộc và cưỡng chế thi hành.
(ii) Quá trình thương lượng (hay còn được gọi là quá trình đàm phán trực tiếp) không có sự can thiệp bởi pháp luật.
(iii) Tạo cơ hội thương lượng trở thành một kế hoãn binh, kéo dài thời gian giải quyết tranh chấp.
.2. Hòa giải
Nếu quá trình Thương lượng giữa các bên không có kết quả thì các thương nhân có thể lựa chọn biện pháp Hòa giải để giải quyết tranh chấp. Việc này giúp cho các thương nhân giữ được mối quan hệ hữu nghị với nhau, không dẫn đến tình trạng căng thẳng và đối đầu.
3. Tòa án
Tòa án là lựa chọn giải quyết tranh chấp thương mại theo thủ tục tư pháp, kết quả dựa trên sự phán quyết mang tính bắt buộc và giá trị cưỡng chế do Nhà nước quy định.
4. Trọng tài
Trọng tài thương mại được xem bên thứ ba độc lập nhằm chấm dứt những mâu thuẩn, xung đột bằng biện pháp đưa ra những phán quyết theo quy định của pháp luật thi hành bắt buộc các chủ thể phải thi hành. Và hầu hết những tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài đều được giải quyết bằng phướng thức này.

error: Content is protected !!