Các nguyên tắc thực hiện tương trợ tư pháp và các hiệp định tương trợ tư pháp?
Hỏi: Các nguyên tắc thực hiện tương trợ tư pháp và các hiệp định tương trợ tư pháp?
Đáp: 1. Nguyên tắc thực hiện tương trợ tư pháp
Trên phương diện quốc tế, hoạt động tương trợ tư pháp chỉ được thực hiện giữa các quốc gia trước hết trên cơ sở thoả thuận, thông qua các điều ước quốc tế, đồng thời việc cho phép tiến hành hoặc không cho phép, phạm vi, mức độ thực hiện các hoạt động tương trợ tư pháp hoàn toàn phụ thuộc vào chủ quyền của mỗi quốc gia, thông qua các quy định của pháp luật trong nước. Điều 1 Luật tương trợ tư pháp 2007 nêu rõ: “Luật này quy định nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự, thủ tục thực hiện tương trợ tư pháp về dân sự, hình sự, dẫn độ… giữa Vỉệt Nam với nước ngoài; trách nhiệm của các cơ quan nhà nước Việt Nam trong tương trợ tư pháp”
Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, tương trợ tư pháp được thực hiện trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, trong quá trình chuẩn bị gia nhập Công ước về tống đạt giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp. Việc gia nhập Công ước này sẽ tạo thuận lợi cho việc ủy thác tư pháp của Việt Nam ra nước ngoài, giản tiện quy trình thủ tục giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong tố tụng dân sự quốc tế.
2. Các hiệp định tương trợ tư pháp
Nội dung chính của các hiệp định chủ yếu đề cập đến các vấn đề về cách thức liên hệ với toà án, trợ giúp pháp lý, chuyển giao giấy tờ, thu thập chứng cứ… giữa các cơ quan tư pháp hai nước trong việc giải quyết các tranh chấp dân sự, lao động, hôn nhân gia đình. Đặc biệt, các hiệp định đã xây dựng một cơ chế thực hiện các hoạt động ủy thác tư pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho toà án cũng như cho các bên trong việc giải quyết các vụ việc dân sự, thương mại, hôn nhân gia đình và lĩnh vực hình sự giữa các nước hữu quan.
Tuy nhiên, do số lượng các Hiệp định tương trợ tư pháp còn hạn chế (khoảng 15 hiệp định đang có hiệu lực) trong khi công dân Việt Nam cư trú, sinh sống ở nhiều nước như Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Đức, Australia, Hàn Quốc… lại là những nước chưa ký Hiệp định tương trợ tư pháp với Việt Nam.
* Công ước La Haye ngày 15/11/1965 về tổng đạt giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp trong lĩnh vực dân sự, thương mại ra nước ngoài (Công ước tống đạt)
Đây là công ước quan trọng nhất trong lĩnh vực tống đạt thuộc hệ thống Công ước của Hội nghị La Haye về tư pháp quốc tế. Công ước này có gần 70 thành viên, là các quốc gia từ nhiều hệ thống pháp luật khác nhau (ngoài các quốc gia thuộc hệ thống châu Âu, Công ước có sự tham gia của nhiều nước trong khu vực châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ…).
Thực tiễn tại Việt Nam trong thời gian qua cho thấy, số lượng hồ sơ tống đạt ra nước ngoài ngày càng tăng, đa dạng về nước được tống đạt đến. Giai đoạn 2008 – 2011, trung bình mỗi năm Việt Nam gửi đi
– Tống đạt cho cơ quan thẩm quyền của nước được yêu cầu thông qua cơ quan ngoại giao, lãnh sự (Điều 9);
– Tống đạt trực tiếp cho đương sự ở nước ngoài qua đường bưu điện (điểm a Điều 10);
– Tống đạt từ nhân viên tư pháp, cán bộ hoặc người có thẩm quyền của nước yêu cầu trực tiếp qua nhân viên tư pháp, cán bộ hoặc người có thẩm quyền của nước được yêu cầu (điểm b Điều 10);
– Tống đạt từ bất kì cá nhân nào có liên quan trong thủ tục tố tụng trực tiếp qua nhân viên tư pháp, cán bộ hoặc người có thẩm quyền của nước được yêu cầu (điểm c Điều 10).
Các kênh tống đạt khác mà các nước thành viên chấp nhận (Điều 11).
Kênh tống đạt chính và kênh tống đạt thay thế đều có giá trị pháp lý như nhau. Tuy nhiên, nếu việc tống đạt được thực hiện qua kênh chính, Công ước có quy định cụ thể về trình tự thủ tục, cơ quan trung ương tiếp nhận yêu cầu, tạo điều kiện thực hiện nhanh chóng, hiệu quả các yêu cầu tống đạt.
Để thực thi các quy định của điều ước quốc tế, pháp luật trong nước cũng đã có quy định cụ thể hoá các quy định về tống đạt. Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về các phương thức tống đạt, thông báo văn bản tố tụng của toà án cho đương sự ở nước ngoài (Điều 474); xử lý kết quả tống đạt văn bản tố tụng của toà án cho đương sự ở nước ngoài và kết quả yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thu thập chứng cứ (Điều 477); tống đạt, thông báo văn bản tố tụng và xử lý kết quả tống đạt, thông báo văn bản tố tụng của toà án cấp phúc thẩm cho đương sự ở nước ngoài (Điều 480).