Các nguyên tắc của thiết chế tài phán hình sự quốc tế?
Hỏi: Các nguyên tắc của thiết chế tài phán hình sự quốc tế?
Đáp: Hệ thống các thiết chế tài phán hình sự quốc tế được thành lập và vận hành trước tiên dựa trên nền tảng các nguyên tắc cơ bản, các qui phạm jus cogens có liên quan của luật quốc tế. Đồng thời, cũng như các ngành luật, chế định luật quốc tế khác thì hệ thống này có các nguyên tắc chuyên biệt, đặc thù của mình được định hình và áp ụng trong cả quá trình thành lập và tiến hành hoạt động chức năng xét xử và trừng phạt. Các nguyên tắc này được ghi nhận trong nhiều văn bản pháp lý quốc tế hữu quan qua các thời kì hình thành và phát triển của luật quốc tế, trong các tâph quan quốc tế và các nguồn bổ trợ khác của luật hình sự quốc tế. Tróng số các nguyên tắc được pháp điển hóa của Luật Nurumbe có thể liệt kê một số nguyên tắc quan trọng như sau:
– Nguyên tắc nghiêm cấm chiến tranh xâm lược
– Nguyên tắc trừng phạt bằng hình luật đối với các cá nhân phạm tội ác quốc tế. Nguyên tắc này khẳng định chỉ sử dụng các biện pháp hình sự để trừng trị các cá nhân này, việc sử dụng các biện pháp chế tài của các ngành luật khác là không được phép.
– Nguyên tắc không được miễn trách nhiệm hình sự đối với cá nhân phạm tội ác quốc tế. Theo đó, trong mọi trường hợp các cá nhân phạm tội ác quốc tế kể cả là nguyên thủ quốc gia hay người đứng đầu chính phủ … đều phải chịu trách nhiệm hình sự quốc tế, mọi lí do được viễn dẫn để lẩn tránh là không hợp pháp.
– Nguyên tắc không áp dụng thời hiệu tố tụng đối với các cá nhân phạm tội ác quốc tế. Theo đó, pháp luật quốc tế xác định tính liên tục, không gián đoạn của hoạt động truy cứu trách nhiệm hình sự quốc tế đối với tội ác quốc tế, không chấm dứt hoạt động tố tụng này khi cá nhân phạm tội ác quốc tế còn sống. Nguyên tắc này thể hiện tính răn đe nghiêm khắc của Tòa án hình sự quốc tế.
– Nguyên tắc hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và tội ác quốc tế nói riêng. Đây là một nội dung quan trọng của nguyên tắc hợp tác quốc tế- một trong các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế. Nguyên tắc này đề cao vai trò hợp tác của quốc gia với các thiết chế tài phán hình sự quốc tế trong việc truy tìm, bắt giữ và giao nộp tội phạm…
– Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật, đây là nguyên tắc chỉ đạo, bảo vệ quyền của các cá nhân được đối xử như nhau trước pháp luật và tòa án, không có sự phân biệt địa vị xã hội, chức vụ nhà nước, nguồn gốc tài sản,…
– Nguyên tắc xét xử công khai, minh bạch và phù hợp với luật quốc tế, nguyên tắc nhấn mạnh tính công khai, rõ ràng trong hoạt động xét xử, khi tiến hành các thủ tục tố tụng phải hoàn toàn tuân thủ các quy định có liên quan của luật quốc tế.
– Nguyên tắc độc lập và công bằng của tòa án khẳng định mọi tác động lên hoạt động xét xử của Tòa án hình sự quốc tế là phi pháp, sẽ dẫn đến các phán quyết không công bằng, công lý không được thực thi.
– Nguyên tắc nghiêm cấm tra rấn và các hành vi đối xử vô nhân đạo, hạ thấp phẩm giá con người cùng với nguyên tắc đối xử nhân đạo đối với người bị giam giữ là hai nguyên tắc gắn liền với nhau và phải thực thi đồng thời.
– Ngoài các nguyên tắc trên, còn một số nguyên tắc có tính kỹ thuật trong các hoạt động xét xử của tòa án: Nguyên tắc không xét xử hai lần về cùng một hành vi; Nguyên tắc không có tội khi không có luật; Nguyên tắc không phải chịu hình phạt khi không có luật; Nguyên tắc không áp dụng thời hiệu đối với các tội ác quốc tế thuộc thẩm quyền tài phán của tòa nhằm nhấn mạnh tính nghiêm trọng đặc biệt của tội phạm quốc tế; Nguyên tắc không hồi tố.
– Trong khoa học luật quốc tế, các nguyên tắc được áp dụng trong quá trình xét xử của các Tòa án hình sự quốc tế là các nguyên tắc tố tụng nằm trong nhóm các nguyên tắc pháp luật chung, vì đều được luật hình sự quốc giá cũng như luật quốc tế thừa nhận và áp dụng có tính phổ biến.