Các đảm bảo cho việc giải quyết tranh chấp trong luật quốc tế

Hỏi: Các đảm bảo cho việc giải quyết tranh chấp trong luật quốc tế

Đáp: – Để việc giải quyết tranh chấp được tiến hành nhanh chóng, hiệu quả, các chủ thể luật quốc tế, đặc biệt là các quốc gia, với tư cách là các bên của hầu hết các vụ tranh chấp cần tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật quốc tế. Việc thực hiện luật quốc tế không chỉ là một đảm bảo quan trọng cho tiến trình giải quyết tranh chấp mà còn góp phần không nhỏ trong việc ngăn ngừa, hạn chế tranh chấp nảy sinh.
– Nội dung cùa các cam kết, thoả thuận giữa các chủ thể luật quốc tế đều phản ánh mối quan hệ chặt chẽ giữa các quyền và nghĩa vụ của các bên. Vì vậy, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc phát sinh các tranh chấp, các xung đột chính là sự vi phạm các cam kết quốc tế. Khi tranh chấp phát sinh, các bên phải triệt để tuân thủ pháp luật quốc tế nói chung, đặc biệt là nguyên tắc giải quyết hoà bình các tranh chấp quốc tế và các điều ước quốc tế có hên quan nói riêng.
– Ngoài ra, việc tăng cường ký kết các điều ước quốc tế cũng là một đảm bảo quan trọng cho việc giải quyết hiệu quả các tranh chấp quốc tế. Các bên kết ước có thể thoả thuận đa vào nội dung của điều ước nhiều điều khoản liên quan đêh vấn đề giải quyết tranh chấp như:
+Thành lập cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp;
+Thừa nhận thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Toà án quốc tế;
+Xác lập nghĩa vụ giải quyết tranh chấp bằng một số biện pháp hoà bình cụ thể.
– Khi tranh chấp nảy sinh trong thực tiễn, các điều khoản nói trên được áp dụng sẽ làm cho tiến trình giải quyết tranh chấp được rút ngắn, hạn chế đáng kể những căng thẳng có thể ảnh hưởng bất lợi tới quan hệ hợp tác giữa các bên.
– Việc giải quyết tranh chấp sẽ trở nên vô nghĩa nếu các quyết định giải quyết tranh chấp không được các bên thi hành. Vì vậy, các quyết định giải quyết tranh chấp phải được thực hiện nghiêm túc, nhất là đối với bên thua kiện.
– Để đảm bảo lợi ích hợp pháp của bên thắng kiện, cơ chế giải quyết tranh chấp của một số tổ chức liên chính phủ có quy định về việc áp dụng các biện pháp chế tài đối với bên thua kiện khi họ không chịu thực hiện các quyết định giải quyết ttanh chấp. Ví dụ: Điều 94 Hiến chương Liên hợp quốc quy định:
“1. Mỗi thành viên Liên hợp quốc cam kết tuân theo phán quyết của Toà án quốc tế trong mọi vụ tranh chấp mà thành viên ấy là đương sự.
2. Nếu một bên đương sự trong một vụ tranh chấp không thi hành những nghĩa vụ mà họ phải chấp hành theo phán quyết của toà án thì bên kia có thể khiếu nại với Hội đồng bảo an. Hội đồng bảo an nếu thấy cần thiết có thể kiến nghị hoặc quyết định những biện pháp để làm cho phán quyết này được chấp hành ”.

error: Content is protected !!