Bình đẳng giữa quyền và nghĩa vụ của các bên trong thỏa thuận trọng tài

Hỏi: Bình đẳng giữa quyền và nghĩa vụ của các bên trong thỏa thuận trọng tài?

Đáp: – Trong tố tụng trọng tài, các bên được đảm bảo các bên tranh chấp đều bình đằng về quyền và nghĩa vụ.Trước tiên, các bên có thể thỏa thuận tự lựa chọn bất kỳ trung tâm trọng tài nào hoặc tự thành lập Hội đồng trọng tài giải quyết các tranh chấp của mình. Khi đã lựa chọn được hình thức trọng tài, các bên có quyền chỉ định trọng tài viên mà mình tin tưởng đồng thời các bên cũng có thể thỏa thuận cả thời gian giải quyết tranh chấp, tức là các bên quyết định khi nào tổ chức phiên họp giải quyết tranh chấp. Hội đồng trọng tài phải tôn trọng sự thỏa thuận của các bên, chỉ khi không có thỏa thuận của các bên về thời gian tổ chức phiên họp thì Chủ tịch Hội đồng trọng tài mới có quyền quyết định. Thường thì vào thời điểm Hội đồng trọng tài cho rằng các thông tin cũng như căn cứ liên quan đến tranh chấp được thu thập đầy đủ đảm bảo cho một phán quyết đưa ra, phiên họp sẽ được mở. Việc mở phiên xét xử sẽ được tiến hành tại địa điểm do các bên lựa chọn.
– Bên cạnh đó, các bên cũng được phép thỏa thuận ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng trọng tài. Đây là nội dung thể hiện quyền được lắng nghe và quyền được trình bày của các bên tham gia. Ngôn ngữ được sử dụng phải phù hợp với tư duy và nhận thức của các bên về vấn đề được tranh luận, thiếu điều này đồng nghĩa với việc một bên hoặc các bên đã bị tước đi quyền được lắng nghe và trình bày. Một quy định tương tự tương tự cũng được ghi nhận trong Quy tắc trọng tài VIAC như sau: “Đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài các bên có quyền thỏa thuận về ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng trọng tài. Nếu các bên không có thỏa thuận thì ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng trọng tài là tiếng Việt.Các bên có thể yêu cầu trung tâm cung cấp phiên dịch và phải trả chi phí dịch vụ”.
– Pháp luật Việt Nam không cho phép các bên toàn quyền lựa chọn pháp luật áp dụng đối với các tranh chấp. Pháp luật quy định quyền của các bên trên cơ sở có sự phân biệt giữa tranh chấp trong nước và tranh chấp có yếu tố nước ngoài: Đối với các tranh chấp giữa các bên Việt Nam, Hội đồng trọng tài áp dụng pháp luật nội dung và pháp luật hình thức của Việt Nam để giải quyết tranh chấp. Việc các bên lựa chọn pháp luật nước ngoài sẽ không được Hội đồng trọng tài chấp nhận. Quy định này là một sự hạn chế so với quy định trọng tài của pháp luật nhiều nước. Tuy nhiên quy định này được coi là phù hợp với điều kiện Việt Nam hiện nay.
– Đối với vụ tranh chấp có yếu tố nước ngoài, Hội đồng trọng tài áp dụng pháp luật do các bên lựa chọn. Song việc lựa chọn pháp luật nước ngoài không được trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam. Trong trường hợp các bên không lựa chọn được pháp luật để giải quyết vụ tranh chấp thì Hội đồng trọng tài quyết định.
– Bên cạnh đó, pháp luật cũng hạn chế quyền tự do lựa chọn pháp luật về tố tụng trọng tài của các bên tranh chấp là tổ chức, cá nhân Việt Nam. Các bên có quyền lựa chọn trung tâm trọng tài hoặc Hội đồng trọng tài do các bên thành lập để giải quyết tranh chấp theo quy định về tố tụng trọng tài. Như vậy, trong mọi trường hợp, việc tiến hành trọng tài trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam đều phải tuân thủ các quy định của pháp luật. Do đó, có thể khẳng định quy định này đã hạn chế quyền tự do lựa chọn thủ tục tố tụng trọng tài so với nhiều nước trên thế giới.

error: Content is protected !!