“Anh trai tôi làm công cho anh A, nhưng anh A không trả tiền công với số tiền 47.000.000 đồng (làm trong thời gian 4 năm). Thời gian gần đây anh trai tôi xuống đòi thì anh A trốn nợ, không gặp được, điện thoại cung không liên lạc được. Anh trai tôi xuống đòi nợ và vào nhà anh A lấy đồ để trừ nợ (nhà anh A không có ai trông, mặc dù hàng xóm biết việc anh trai tôi vào nhà lấy đồ). Anh A đã làm đơn tố cáo về hành vi của anh trai tôi, Tòa án đã kết tội anh trai tôi tội trộm cắp tài sản và phải đi tù. Xin hỏi vụ việc trên giải quyết như thế có đúng không?”

Hỏi: Anh trai tôi làm công cho anh A, nhưng anh A không trả tiền công với số tiền 47.000.000 đồng (làm trong thời gian 4 năm). Thời gian gần đây anh trai tôi xuống đòi thì anh A trốn nợ, không gặp được, điện thoại cung không liên lạc được. Anh trai tôi xuống đòi nợ và vào nhà anh A lấy đồ để trừ nợ (nhà anh A không có ai trông, mặc dù hàng xóm biết việc anh trai tôi vào nhà lấy đồ).
Anh A đã làm đơn tố cáo về hành vi của anh trai tôi, Tòa án đã kết tội anh trai tôi tội trộm cắp tài sản và phải đi tù. Xin hỏi vụ việc trên giải quyết như thế có đúng không?

Đáp: 1. Trong tình huống trên của bạn không đề cập rõ thời điểm thực hiện hành vi phạm tội của anh trai bạn, do đó, rất khó cho việc xác định văn bản pháp luật làm căn cứ giải quyết vụ việc, câu trả lời dưới đây, chúng tôi căn cứ vào các quy định của BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) bắt đầu có hiệu lực pháp luật kể từ ngày 1/1/2018 để tư vấn tình huống này.
2. Hành vi khách quan của tội trộm cắp tài sản là người phạm tội có hành vi lén lút (bí mật) lấy tài sản mà chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản không biết mình bị mất tài sản, chỉ sau khi mất tài sản họ mới biết bị mất tài sản. Tính chất lén lút (bí mật) của hành vi trộm cắp tài sản thể hiện ở chỗ người phạm tội giấu diếm hành vi phạm tội của mình. Nhưng trên thực tế, hành vi “lén lút” có nhiều cách thể hiện. Có những hành vi lén lút được thực hiện một cách giấu diếm, vụng trộm (che giấu toàn bộ sự việc phạm tội); nhưng cũng có những hành vi lén lút lại được thực hiện một cách công khai, trắng trợn không có ý che đậy hay giấu diếm hành vi của người phạm tội (người thực hiện hành vi chỉ có ý muốn che giấu hành vi phạm tội đối với chủ tài sản hoặc người quản lý tài sản), ví dụ như trường hợp: kẻ trộm móc túi giữa nơi đông người… Như vậy, hành vi “lén lút” không nhất thiết là việc làm mà không ai biết, nó có thể được thực hiện một cách giấu diếm, vụng trộm, nhưng cũng có thể được thực hiện một cách công khai, giữa nơi đông người. Nhưng, đó phải là hành vi “lén lút” đối với chủ tài sản hoặc người quản lý tài sản. Hay nói một cách khác, trong tội trộm cắp tài sản thì hành vi lén lút phải là sự lén lút đối với chủ tái sản hoặc người quản lý tài sản.
Như vậy, trong trường hợp nói trên, mặc dù hành vi lẻn vào nhà Anh A của anh trai bạn có hàng xóm biết và mục đích của hành vi trộm cắp tài sản là nhằm trừ khoản nợ mà anh A còn nợ anh trai bạn, tuy nhiên, anh trai của bạn đã có hành vi lén lút (với anh A là chủ sở hữu tài sản của mình) vào nhà anh A lấy trộm tài sản nhằm chiếm đoạt tài sản này, và nếu tài sản có giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây: (i) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; (ii) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; (iii) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; (iv) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; và (v) Tài sản là di vật, cổ vật thì hành vi của anh trai bạn đã đủ yếu tố cấu thành và sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản theo quy định tại Điều 173 BLHS năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2017.

error: Content is protected !!