Trình tự, thủ tục thực hiện ủy thác tư pháp?

Hỏi: Trình tự, thủ tục thực hiện ủy thác tư pháp?

Đáp: Hiện nay, theo các quy định của các điều ước quốc tế và pháp luật Việt Nam, trình tự, thủ tục thực hiện uỷ thác tư pháp giữa Việt Nam và các nước được thực hiện qua hệ thống các cơ quan trung ương (Bộ Tư pháp hoặc Bộ Ngoại giao) của hai nước hữu quan. Tuy nhiên, quy trình này được đánh giá là phức tạp, qua nhiều cơ quan, tốn thời gian… ảnh hưởng đặc biệt đến quá trình xét xử và quyền lợi của đương sự.
Cụ thể, quy trình được thực hiện như sau:
* Đối với các uỷ thác tư pháp do toà án Việt Nam yêu cầu toà án nước ngoài thực hiện:
Toà án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết vụ việc phải chuyển hồ sơ uỷ thác cho Bộ Tư pháp (là cơ quan trung ương); Bộ Tư pháp Việt Nam sẽ chuyển cho Bộ Tư pháp nước ngoài (hoặc cho Bộ Ngoại giao) nước được yêu cầu thực hiện.
Tiếp theo, Bộ Tư pháp nước ngoài (hoặc Bộ Ngoại giao) chuyển đến các cơ quan tư pháp nước mình để nhờ thu thập, xác minh chứng cứ… Nếu có kết quả trả lời thì quy trình lại qua các cơ quan trên gửi ngược trở lại cho toà án Việt Nam; nhiều trường hợp không có kết quả hoặc không thể thực hiện được việc uỷ thác tư pháp do không Nga). Mỗi bên ký kết chịu các chi phí thực hiện tương trợ tư pháp phát sinh trên lãnh thổ nước mình. Trong trường hợp chi phí thực hiện quá cao, các cơ quan trung ương của hai nước sẽ thoả thuận với nhau để giải quyết.
Điều 16 Luật tương trợ tư pháp 2007 cũng có quy định: chi phí thực hiện tương trợ tư pháp về dân sự giữa Việt Nam và nước ngoài do nước yêu cầu chi trả, trừ trường họp có thoả thuận khác. Cá nhân, tổ chức Việt Nam yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam giải quyết vụ việc dân sự làm phát sinh yêu cầu ủy thác tư pháp ra nước ngoài thì phải trả chi phí theo quy định của Việt Nam và của nước được yêu cầu.

error: Content is protected !!