Thủ tục công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài?
Hỏi: Thủ tục công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài?
Đáp: Bước 1: Người được thi hành hoặc đại diện hợp pháp của người đó phải gửi đơn yêu cầu đến Bộ Tư pháp Việt Nam cùng với các giấy tờ, tài liệu được quy định tỏng điều ước quốc tế mà Việt Nam kí kết hoặc gia nhâ[j. Trong trường hợp điều ước quốc tế không quy định hoặc không có điều ước quốc tế liên quan thì kèm theo đơn yêu cầu , người gửi đơn phải gửi bản sao hợp pháp của bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, văn bản xác nhận bản án, quyết đingj đó có hiệu lực pháp luật, chưa hết hiệu lực thi hành và cần được thi hành tại Việt Nam, trừ trường hợp trong bản án, quyết định đó đã thể hiện rõ những điểm này,… Đơn yêu cầu và các giấy tờ, tài liệu gửi kèm theo bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra bằng tiếng Việt, được công chứng và chứng nhận hợp pháp.
Bước 2: Bộ Tư pháp chuyển hồ sơ lên Tòa án cấp tỉnh có thẩm quyền:
+ Quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu;
+ Mở phiên họp xét đơn yêu cầu: Tòa án không xét xử lại nội dung vụ án mà chỉ kiểm tra, đối chiếu bản án, quyết địn dân sự của Tòa án nưucos ngoài, các giấy tờ, tài liệu kèm theo đơn yêu cầu với các quy định của BLTTDS và các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã kí kết hoặc tham gia có liên quan ra quyết định.
Bước 3: Tòa án phải mở phiên tòa có triệu tập người đến thi hành án hoặc người đại diện hợp pháp của người thi hành án; nếu họ vắng mặt lần thứ nhất vì lí do chính đáng thì phải hoãn phiên tòa, nếu triệu tập đến lần thứ 2 mà vẫn vắng mặt hoặc họ có đơn yêu cầu Tòa án xét đơn vắng mặt thì việc xét đơn yêu cầu vẫn được tiến hành.
Bước 4: Sau khi phiên họp ra quyết định, quyết định đó có thể bị kháng cáo, hoặc kháng nghị. Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan quyết định xem xét lại kháng cáo, kháng nghị đó. Quyết định của Tòa án nhân dân tối cao là quyết định cuối cùng và có hiệu lực thi hành.